[Osho] Nếu tôn trọng tôi thì hãy tôn trọng sách của tôi

Lúc đó tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ, và thường thì không đứa trẻ nào yêu cầu nhận được sựtôn trọng, chúng chỉ yêu cầu đồ chơi, kẹo, quần áo, xe đạp và những thứ đại loại vậy. Bạn sẽ có được những thứ đó nhưng chúng không phải những thứ thật sự có thể làm cho cuộc đời bạn hạnh phúc.
Tôi hỏi xin cha tôi một khoản tiền chỉ khi tôi muốn mua thêm sách. Tôi không bao giờ hỏi xin tiền cho bất cứ thứ gì khác. Và tôi đến nói với ông ấy: “Khi con xin một khoản để mua sách thì tốt hơn hết là hãy đưa cho con.”
Ông ấy nói: “Con nói thế có nghĩa gì?”
Tôi nói: “Con nói nghĩa đơn giản rằng nếu cha không cho con khoản tiền đó thì con sẽ phải ăn trộm nó. Con không muốn trở thành một tên trộm nhưng nếu cha ép con thì không còn cách nào khác nữa cả. Cha biết rõ rằng con không có tiền. Con cần những cuốn sách đó và con nhất định phải có chúng, vậy nên cha biết đấy… Nếu tiền không được đưa cho con thì con sẽ phải lấy nó ở đâu đó, và hãy nhớ trong tâm trí của cha rằng chính cha đã buộc con phải ăn trộm nó.”
Ông ấy nói: “Không cần phải trộm gì cả. Bất cứ khi nào con cần tiền con chỉ cần đơn giản đến mà lấy.”

Và tôi nói: “Con đảm bảo với cha rằng nó sẽ chỉ được dùng để mua những cuốn sách,” nhưng không cần thiết phải có sự đảm bảo nào cả bởi vì ông ấy không ngừng nhìn thấy cái thư viện của tôi lớn dần lên trong ngôi nhà. Dần dần trong nhà không còn chỗ nào để chứa bất cứ thứ gì khác ngoài sách của tôi.

Và cha tôi nói: “Sao chứ, trước tiên chúng ta có một thư viện trong ngôi nhà, giờ thì trong thư viện chúng ta có một ngôi nhà! Và chúng ta cứ phải để mắt tới sách của con bởi vì nếu có gì đó đi sai với bất cứ cuốn sách nào thì mọi người sẽ vô cùng phiền toái với con, con tạo ra quá nhiều rắc rối đến nỗi làm mọi người sợ cả sách của con. Mà chúng thì lại ở khắp mọi nơi như thế; con không thể tránh việc vấp phải chúng. Rồi thì trong nhà lại có quá nhiều những đứa trẻ nhỏ…”

Tôi nói: “Bọn nhỏ không phải là vấn đề với con, ngược lại vấn đề chính là những người lớn trong nhà này. Những đứa nhỏ – con quý mến chúng rất nhiều bởi vì chúng bảo vệ sách của con.”

Sẽ có chút lạ lùng khi nhìn vào trong nhà của tôi. Các em trai, em gái tất cả đều bảo vệ sách của tôi khi tôi không ở đó: không ai có thể chạm vào sách của tôi cả. Và chúng sẽ lau chùi và luôn giữ những cuốn sách ở đúng nơi, bất kể nơi nào tôi đã đặt, để khi tôi cần bất cứ cuốn sách nào tôi có thể tìm ra chúng. Và đó là một vấn đề cực đơn giản bởi vì tôi rất yêu sách, và mọi người không thể bày tỏ sự trân trọng của họ theo bất cứ cách nào đối với tôi hơn là thể hiện sự trân trọng tới sách của tôi.

Tôi nói: “Vấn đề thật sự là những đứa trẻ lớn hơn – những chú, dì, các bác, các anh chị em dâu rể của cha – đó mới thật sự là những người gây ra rắc rối. Con không muốn bất cứ ai khác đánh dấu vào sách của con, gạch chân trong sách của con nhưng những người này vẫn cứ tiếp tục làm thế.”
Tôi ghét cái ý tưởng rằng ai đó cứ gạch chân vào sách của tôi vô cùng.

Một trong những anh rể của cha tôi là một giáo sư, ông ấy có thói quen gạch chân vào sách. Ông ấy tìm thấy rất nhiều những cuốn sách tuyệt vời trong thư viện của tôi, và bất cứ khi nào ông ấy đến nhà, ông ấy sẽ viết đầy những ghi chú vào những cuốn sách của tôi.
Tôi phải nói với ông ấy: “Điều này không chỉ đơn giản là bất lịch sự, thiếu văn hóa mà nó còn thể hiện loại người mà bác đang là. Cháu không muốn sách từ các thư viện khác, cháu không đọc sách từ thư viện vì lý do đơn giản rằng sách trong đó đều bị đánh dấu, bị gạch chân. Ai đó khác muốn nhấn mạnh điều gì đó. Cháu không muốn điều đó, bởi vì không cần kiến thức của người khác, những nhấn mạnh đó đi vào tâm trí. Nếu bác đang đọc một cuốn sách và có vài thứ được gạch chân với mực đỏ, dòng chữ đó sẽ nổi bật lên. Bác có thể đang đọc cả trang nhưng cái dòng được gạch chân đó sẽ nổi bật. Nó sẽ để lại những cảm xúc khác biệt vào trong tâm trí bác.
Cháu rất ghét đọc sách của người khác, đầy những gạch chân, đầy đánh dấu. Với cháu điều đó chẳng khác gì việc một người trở thành gái điếm. Một gái điếm đơn giản là một người phụ nữ bị gạch chân và đánh dấu rất nhiều – mọi loại ghi chú đều được đánh dấu lên người cô ta từ những người khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau. Bác sẽ thích một người phụ nữ sạch sẽ, không bị đánh dấu bởi ai khác cả.
Với cháu một cuốn sách không chỉ là một cuốn sách, nó là một mối quan hệ yêu thương. Nếu bác đã gạch chân dưới bất cứ cuốn sách nào thì bác hãy trả tiền cho cuốn sách đó và mang nó đi. Vì cháu sẽ không muốn cuốn sách đó ở đây, bởi vì một con cá bẩn có thể làm cho cả cái hồ bị bẩn. Cháu không muốn bất cứ cuốn sách nào của cháu bị cưỡng hiếp bằng cách đánh dấu cả – bác hãy lấy nó đi đi.”

Ông ấy đã rất tức giận bởi vì ông ấy không thể hiểu được.
Tôi nói: “Bác không hiểu cháu bởi vì bác không biết cháu đủ nhiều. Bác chỉ đến và nói chuyện với cha cháu thôi.”
Và cha tôi nói với ông ấy: “Đó là lỗi của anh. Tại sao anh lại gạch chân trong sách của thằng bé? Tại sao anh lại viết ghi chú vào sách của nó? Anh làm việc đó với mục đích gì? – bởi vì cuốn sách sẽ vẫn ở trong thư viện của nó. Ngay từ chỗ đầu tiên anh đã không hỏi sự đồng ý của nó – rằng anh muốn đọc những cuốn sách ấy.
“Không gì được phép xảy ra với đồ đạc của nó ở đây mà không có sự cho phép. Bởi vì nếu anh lấy thứ gì mà nó không có sự cho phép của nó thì sau đó nó sẽ lấy những thứ đồ khác của mọi người mà không cần sự cho phép nữa. Và điều đó tạo ra rất nhiều rắc rối. Một vài ngày trước một người bạn của tôi đã trễ mất chuyến tàu vì thằng bé đã lấy mất vali của anh ta…”

Người bạn đó của cha tôi đã phát điên lên: “Cái vali đâu mất rồi?”
Tôi nói: “Cháu biết nó ở đâu, nhưng trong cái vali đó có một cuốn sách của cháu. Cháu không hứng thú với cái vali của bác, cháu chỉ đơn giản cố lấy lại cuốn sách của cháu thôi.” Tôi nói “Hãy mở cái vali ra đi” nhưng ông ta đã rất lưỡng lự bởi vì ông ấy đã lấy cuốn sách – và cuốn sách đã được tìm thấy trong đó. Tôi nói “Đó là hình phạt cho bác, bởi vì điều này đơn giản chỉ là một sự trã đũa.” “Bác là khách ở đây; chúng tôi rất tôn trọng bác, chúng tôi đã phục vụ bác chu đáo. Chúng tôi đã làm mọi thứ cho bác và bác lại trộm một cuốn sách của thằng bé nghèo tội nghiệp không có tiền này. Một thằng bé mà đã phải đe dọa cha nó rằng “nếu cha không cho con tiền thì con sẽ phải ăn trộm. Và sau đó cha không được hỏi tại sao con lại làm như vậy?” – bởi vì sau đó bất cứ nơi nào con có thể trộm, con sẽ trộm.”
“Những cuốn sách này thì không rẻ – và bác giữ chúng trong vali của bác. Bác không thể qua được mắt cháu đâu. Khi cháu vào trong phòng cháu luôn biết liệu sách của cháu có ở đó hay không, liệu có thứ gì bị mất hay không.”
Vì vậy cha tôi nói với tay giáo sư đã lỡ gạch chân trong sách của tôi: “Đừng bao giờ làm điều đó với thằng bé. Hãy lấy cuốn sách đó đi và trả lại một cuốn khác sạch sẽ nguyên vẹn.”
Phương cách tiếp cận của tôi rất đơn giản: mọi người đều phải tôn trọng những quyền riêng tư, không ai được phép xâm lấn bất cứ gì của ai cả.

Một trong những người em của tôi, em trai thứ tư, Niklanka, bắt đầu sưu tầm mọi thứ liên quan tới tôi từ khi em ấy còn rất nhỏ. Mọi người cười em. Thậm chí tôi cũng phải hỏi em ấy “Niklanka, tại sao em lại bận tâm việc sưu tầm mọi thứ về anh?”
Em ấy đáp: “Em không biết, nhưng có cảm giác rất sâu sắc trong em rằng một ngày nào đó chúng sẽ được cần đến.”
Tôi nói: “Vậy thì cứ tiếp tục đi. Nếu em cảm thấy thích điều đó, hãy cứ tiếp tục, cứ làm.” Và đó hoàn toàn là nhờ công của Niklanka khi một vài tấm hình thời thơ ấu của tôi được lưu lại. Em ấy sưu tập những thứ mà giờ đây trở nên rất ý nghĩa. Em ấy luôn sưu tầm mọi thứ. Thậm chí nếu tôi ném vài thứ vào thùng rác, em ấy sẽ tìm thấy nếu đó là thứ do tôi đã viết ra. Bất cứ điều gì em ấy cũng sẽ sưu tập lại bởi vì nó là bản viết tay của tôi. Toàn bộ thị trấn đều nghĩ em ấy bị điên. Người ta thậm chí nói với tôi “Cháu đã rất điên rồi và em cháu dường như còn điên hơn cả cháu nữa”
Nhưng em ấy yêu tôi không giống như cách của bất cứ ai trong cả gia đình ấy – mặc dù tất cả họ đều yêu thương tôi, nhưng không ai giống như em ấy cả…

Phi Tuyết dịch – cuốn Osho’s Life and Teaching

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *