Thể diện – ta đây

1. thể diện:
– là thứ chẳng ai biết mặt mũi cụ thể ra sao nhưng ai cũng muốn có và ai cũng ra sức giữ.
– nói nôm na, thể diện là thứ người khác nhìn vào để đánh giá chúng ta, thường là qua hành động (ngoài ngoại hình, tính cách và khả năng tài chính)
– mặt tích cực là khi “thể diện = tự trọng” thì thể diện chính là thứ nâng tầm giá trị con người chúng ta, mặt tiêu cực là khi “thể diện = sĩ diện” (hay sĩ bọ) thì khiến cho cả chủ thể lẫn các đối tượng liên quan rất chi mệt mỏi và (đôi khi) thầm cười.

– Có rất nhiều chuyện liên quan đến việc người ta làm mọi cách để giữ thể diện, đa phần là nổ, nói quá, nói dối, thích thể hiện và ta đây, thường chẳng cái nào mang lại cảm xúc tốt đẹp cả mà thường khiến mọi người mệt mỏi, như tâm sự của một cô vợ đau đầu vì anh chồng thích hào phóng vs bạn bè trong khi vợ con ốm đói nhăn răng, như một gia đình cố duy trì mức sống cao bằng tiền vay mượn, như một người quyết k làm những cv chân tay kiếm sống chỉ vì lỡ tự hào về tấm bằng đẹp của mình, như những người vì danh tiếng mà chấp nhận cả đời đau khổ trong 1 gia đình tan nát…
– “Thể diện” thường mang tính cá nhân nhưng rất nhiều khi nó vượt qua tính cá nhân để trở thành tính cộng đồng hoặc mang tính biểu tượng của cả một quốc gia, một thế hệ. Điều này thể hiện rõ nhất trong cách cư xử của mỗi cá nhân khi rời VN ra ngoài thế giới, mỗi hành động của họ là hình ảnh để mọi người đánh giá cả một đất nước, nên những người ra nước ngoài, trách nhiệm của họ vô cùng lớn, hđ của họ k còn là thể diện của họ nữa, mà của cả 1 quốc gia, trách nhiệm của họ là phải bảo vệ thể diện quốc gia và làm cho nó trở nên cao đẹp hơn trong mắt mọi người, nói tóm lại khi rời sang cộng đồng khác, thể diện bản thân mỗi người và thể diện đất nước là 1, nhưng rất nhiều người khi ra nước ngoài lại tách biệt thể diện bản thân vs thể diện đất nước nên vô tình họ làm cho hình ảnh người Việt trong mắt bạn bè thế giới mỗi ngày 1 ẹ (trộm cắp, lừa đảo, mại dâm…) đau lòng lắm thay. Xây hình ảnh cho đất nước cần cả trăm ngàn năm nhưng phá nát nó thì chỉ cần tích tắc. Trách nhiệm của mỗi người dân, đừng nói xây dưng đất nước gì xa xôi, đừng nói sánh vai cường quốc nào cả mà hãy tập giữ thể diện cho đất nước trc đã, k chỉ ra nước ngoài mới giữ, mà phải giữ ngay trên mạng xh này, ngay trong cs bt này. Nhưng đừng mang nó ra làm bình phong cho những tư duy lạc hậu, cũ kĩ lỗi thời. Nếu nó là gì liên quan tới tự trọng thì giữ, nếu nó ngăn cản sự phát triển thì đập chết ẹ nó đi. Sao cho mai sau con cháu chúng ta phải tự hào, phải “ta đây” là người VN ấy, chứ đừng phải xấu hổ khi nhắc đến quốc tịch của mình. Một dân tộc mà người dân xấu hổ về quốc tịch của mình là một dân tộc thất bại, một đất nước thất bại, bại thảm hại.

2. Ta đây
– Nói 1 hồi lại thấy sinh ra từ “ta đây” nhưng “ta đây” là cái gì ế nhờ?
– Mình thử gu gồ từ “ta đây là gì” không có kq nhưng lại phát hiện ra, đây có lẽ là từ xuất phát từ câu chuyện “trí khôn của ta đây” về việc con người khôn ngoan dùng trí khôn đốt cháy bộ lông con hổ, từ đó suy ra “ta đây” có lẽ đại loại là “chứng tỏ mình khôn ngoan, giỏi giang”, suy nghĩ này coi bộ đúng, vì người ta đây thường là người tỏ ra biết tuốt, tỏ ra mình thông minh và hiểu biết hơn người. Thông minh và hiểu biết là tốt nhưng lại chẳng ai đánh giá cao người “ta đây” cả.
– Nhớ đâu đó có nói “khi con khôn ngoan hơn ai đó, hãy giấu nó đi, đừng cho họ biết, nhưng nếu có gì con k biết hay k hiểu, hãy mạnh dạn bộc lộ ra và học hỏi, đó mới là khôn ngoan” Tiếc rằng chúng ta ít khi làm được điều này, kể cả mình
– Chẳng mấy ai ưa những người thích tỏ ra biết tuốt, k phải kiểu chia sẻ mà kiểu ta đây. Như mình cực ghét mấy anh thanh niên dô shop mà nói “này, bớt nhiều cho tui nha, bán sát gốc cho tui nha, tui từng làm shop r đó nha, k lừa đc tui đâu nha, cái này tui biết có mấy chục ngàn 1 mớ, cái kia vài trăm 1 chục thôi, áo này ở HN cho k thèm mặc, cái kia ở bển lỗi mốt lâu r bla bla” mịa, gặp mấy thể loại này máu lên đến não, chỉ muốn chửi thề mà đuổi đi cho nhanh…
– Khi gặp mấy người “ta đây” chúng ta chỉ có 2 cách ứng phó, 1 là im lặng lắng nghe họ nói cho thỏa thích, hai là hãy hỏi ngược lại họ, khi hỏi lại, hỏi kĩ những điều họ nói, hoặc là bạn sẽ biết thêm rất nhiều thông tin quý giá, hai là bạn sẽ bóc mẽ được họ có biết thật k hay chỉ nổ. Tuyệt đối đừng tranh cãi. Tốn time vô nghĩa, mất tình cảm nữa. Mà nếu muốn bóc mẽ hay nhận diện họ có hiểu biết thật k, bản thân chúng ta phải là người có kiến thức và hiểu biết đã.
Có ai muốn hỏi “muốn hiểu biết thì phải làm gì k?
– Quy tắc để nhận biết người hiểu biết là “người hiểu biết thường nói rất ít, chỉ nói khi cần hoặc khi được hỏi” (mình nghĩ thế)
– còn mấy kẻ nói nhiều, chẳng ai hỏi cũng nói (như mình) thì đừng tin, đọc cho biết rồi liếc mắt cái quay đi thôi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *