“Trong giờ địa lý xảy ra một chuyện, một cậu học sinh bị ăn trộm mất số tiền lớn và thầy giáo lên tiếng:
– Ai đã ăn trộm tiền của bạn ấy?
– Thưa thầy, là em. -Os, đứa trẻ ngồi cạnh bên lên tiếng.
– Tại sao em lại làm vậy? Em có biết đó là một hành động rất xấu, rất đáng xấu hổ hay không?
– Thưa thầy, việc ăn trộm và vấn đề thuộc về đạo đức. Thầy là thầy dạy địa lý, thầy lấy tư cách gì để giảng về đạo đức?
Em đã đọc hết cuốn sách của thầy, nó hoàn toàn là về địa lý mà không có một chút kiến thức đạo đức nào trong đó cả. Và giờ thầy từ môn địa lý lại muốn trở thành giáo viên đạo đức ư? Em không nghĩ thầy nên làm vậy.
– Đúng tôi không phải giáo viên đạo đức nhưng mà trong trường hợp này tiền của trò ấy và rõ ràng là trò phạm lỗi, trò nên trả lại cho trò ấy.
– Tại sao em lại có lỗi? Lỗi là ở cậu ta. Tại sao một đứa trẻ đi học lại mang nhiều tiền đi theo như thế làm gì? Và khi đã mang theo một số tiền lớn thì không phải là cậu ta nên có trách nhiệm trông nom nó sao? Tại sao lại không chịu trông coi để mất rồi mới đi đòi. Tiền này là đồ vật vô tri không thuộc sở hữu của ai cả. Em đã tận dụng được thời cơ để có được nó. Em nghĩ giờ nó là của em. Và thầy không nên mất công nói gì thêm nữa.”
Câu chuyện dừng lại tại đây nhưng tôi nghĩ, tất nhiên với tính cách của Os thì sau đó cha của cậu sẽ phải lên làm việc với nhà trường và ông phải lấy tiền túi của mình để trả cho khoản tiền cậu con trai lấy của bạn học mà không một chút tức giận vì ông đã quá quen với thứ triết lý ngược đời không thể vặn lại của con trai mình.
Bạn thì sao, bạn đồng ý với thầy địa lý hay với Os?
Tôi thì đồng ý với Os dù rằng chẳng ủng hộ hành động đó. Bởi vì tôi đồng tình rằng mọi chuyện tốt xấu gì xảy ra chung quy đều bắt nguồn từ chính bản thân mình.
Một lần nữa, chúng ta không phải là nạn nhân nhưng chúng ta chính là nguyên nhân cho mọi chuyện mọi thứ mọi việc, từ những việc đã đang xảy ra và cả những việc sẽ xảy ra.
Và sau cùng, tất cả mọi chuyện trên đời đều có lý do. Tuyệt đối không có gì là ngẫu nhiên cả vì Thượng Đế thì không chơi xúc xắc đâu!