Câu chuyện máy móc

Câu chuyện máy móc

Galileo Galilei, cha đẻ của Thiên văn học, của Vật lý học cũng như của khoa học hiện đại được cho là người tiên phong về cách vận dụng toán học và lý trí để nghiên cứu tự nhiên. Những lý thuyết của ông đã dẫn nhân loại đến một cuộc cách mạng lớn làm thay đổi bộ mặt toàn thế giới: cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp hóa.

Nhờ nắm các quy tắc về toán học, khoa học, con người không chỉ giải thích được các hiện tượng tự nhiên mà còn vận dụng để chế ngự sức mạnh tự nhiên phục vụ mình. Quy trình ra đời của các phát minh cần nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và quyết tâm của không chỉ một mà rất nhiều người, nhiều thế hệ. Đầu tiên người ta chỉ có một ý tưởng sau đó người ta tìm cách thử nghiệm ý tưởng ấy, rất nhiều lần, đôi khi nó bị thất bại nhiều quá nên bị bỏ quên trong thời gian dài cho đến khi một người khác tìm đến. Sau cùng khi ý tưởng đó tỏ ra hiệu quả và có khả năng ứng dụng thì nó trở thành phát minh. Tất cả máy móc làm thay đổi cuộc sống con người đều được phát minh theo cách như thế.

Thời điểm máy móc ra đời thay thế sức lao động của con người là lúc thế giới bước sang một giai đoạn lịch sử mới. Người lao động dần mất việc làm. Có thể họ đã dành cả đời để học một nghề nhưng nghề ấy giờ lại được thay bằng máy móc mà máy móc lại nhanh, tốt và rẻ hơn nên tất nhiên tay nghề của họ trở nên lãng phí và vô dụng. Máy móc không cần ngủ, không cần ăn uống hay nghỉ ngơi. Nhờ có máy móc mà số tiền nuôi hàng trăm người thợ lành nghề nay nằm gọn chỉ trong tay một người, là chủ nhà máy. Máy móc càng hiện đại càng thay thế nhiều nhân công và việc làm trở nên khan hiếm khi người lao động quá nhiều mà nhu cầu việc làm thì quá ít. Cuộc sống người dân trở nên khốn đốn chẳng khác gì thời họ sống làm nô lệ cho các lãnh chúa khi xưa. Nếu bạn muốn xem một vài hình ảnh cho sự khó khăn của con người khi ấy thì bạn có thể tìm xem lại bộ phim vô cùng hài hước lẫn bi thương của đại danh hài Charlie Chaplin có tên Morden times – Thời đại tân kỳ.

Kể về thời ấy có câu chuyện thế này:

Một ông chủ nhà máy gọi 100 người thợ đến và nói:

– Tôi cần 5 người để trông coi nhà máy. Các anh đòi công cán bao nhiêu?

Người thứ nhất liền trả lời:
– Tôi muốn số tiền đủ để sống thoải mái như trước.

Người thứ hai vội nói:

– Tôi chỉ cần đủ để mua một ổ bánh mì và một ký khoai tây mỗi ngày.

Người thứ ba, sợ hãi trước nguy cơ không có việc làm, nói:

– Tôi sẽ cố gắng mỗi ngày chỉ cần nửa ổ bánh mì thôi.

Hai người khác nói nhanh theo: “Chúng tôi cũng vậy.”
Chủ nhà máy đáp:

– Được rồi. Tôi sẽ nhận 5 người các anh. Nhưng mỗi ngày các anh làm được bao nhiêu giờ?

Người thứ nhất trả lời sẽ làm 10 giờ. Người thứ hai làm thêm 2 giờ nữa. Người thứ ba hốt hoảng, bèn nói: “16 giờ.” Ông chủ nhà máy liền chọn ngay anh này nhưng vẫn tiếp tục hỏi:

– Nhưng ai sẽ đứng trông máy khi anh đi ngủ? Máy móc của ta không cần ngủ nghê gì cả.

Người thợ tuyệt vọng liền trả lời:

– Tôi sẽ dẫn theo cậu em trai 8 tuổi rồi để nó trông máy khi tôi ngủ.

– Thế nó sẽ đòi công bao nhiêu? – Chủ nhà máy hỏi tiếp.

– Chỉ cần vài xu đủ để mua miếng bánh mì và bơ thôi – Người thợ dệt đáp.

Và ngay cả khi đó, chủ nhà máy có thể vẫn còn kỳ kèo:

Tại sao chúng ta không hạnh phúc 103 – Nó sẽ có đủ tiền để mua bánh mì, nhưng bơ thì phải

coi lại.”

Vậy là xong việc của ông chủ nhà máy. 95 người thợ dệt còn lại thui thủi ra về đối mặt với cái đói hoặc cố tìm một ông chủ nhà máy khác để xin việc.

Câu chuyện tàn nhẫn này không ai biết được độ thật giả tới đâu nhưng có một sự thật: người lao động thời ấy phải làm việc quần quật 16 tiếng/ngày mới mong kiếm đủ cái ăn.

Vậy là các ông chủ ngày càng giàu hơn trong khi người lao động ngày càng khổ cực hơn, làm việc nhiều hơn nữa. Lòng tham con người là vô đáy. Hệt như khi một người ăn càng nhiều thì bao tử sẽ giãn ra và chứa được nhiều đồ ăn hơn, túi tiền của các ông chủ cũng vậy. Họ bắt đầu muốn có thêm lợi nhuận và làm mọi cách để tăng lợi nhuận. Giảm nhân công chỉ là một mặt, mặt khác họ cố gắng sản xuất nhiều hàng hóa hơn để bán được nhiều hơn và mang về nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng nếu giá cao thì dù nhiều hàng hóa đến mấy khách hàng cũng không mua được, vậy nên người ta cố gắng hạ giá hàng hóa xuống thật rẻ, rẻ hết mức có thể. Mà để có giá rẻ như vậy đồng nghĩa các ông chủ lại hạ giá nhân công hơn nữa, cố gắng sản xuất nhiều hơn nữa để tận dụng khả năng làm việc của máy móc trước khi hao mòn… Vòng tròn ấy cứ ngày một xoay vòng mạnh mẽ và hình thành nên chủ nghĩa tư bản với việc sản xuất và lợi nhuận là ưu tiên số một. Cũng như mọi vòng xoáy khi đủ mạnh sẽ hình thành lên cơn lốc. Một cơn lốc với sức tàn phá lớn đã nhen nhúm xuất hiện với tên gọi chủ nghĩa cộng sản đe dọa đập tan tất cả những gì chủ nghĩa tư bản dày công xây dựng. Cuộc chiến tư bản và cộng sản ấy ngày càng lan rộng gây rất nhiều thiệt hại cho thế giới và nhân loại, thậm chí nó vẫn còn dai dẳng cho đến tận ngày nay.

Bị đe dọa trong cơn bão lớn do chính mình tạo ra, cuối cùng các ông chủ đã đi đến một thỏa hiệp mà nghe chừng rất có lợi cho người lao động đó là tăng lương giảm giờ làm. Nhưng thật ra đó lại là một chiêu bài vô cùng khôn ngoan của các ông chủ vì họ đã nhìn ra một cách không chỉ đập tan cơn bão mà còn tận dụng chính cơn bão ấy. Họ nhận ra người lao động không chỉ là người làm công tạo ra sản phẩm mà còn là khách hàng, những khách hàng tiềm năng nhất và vì thế nên họ đã đồng ý thỏa hiệp.

Thời gian làm việc trung bình của người lao động là 16 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần khi ấy chỉ chấm dứt khi chiến dịch đòi quyền lợi cho công nhân với khẩu hiệu “Một ngày làm việc 8 tiếng, vui chơi tận hưởng 8 tiếng và 8 tiếng còn lại để nghỉ ngơi” được đề xuất bởi Robert Owen thành công.

Một trong những người đầu tiên đáp ứng yêu sách này của công nhân chính là vị doanh nhân nổi tiếng Henry Ford. Ông đi đầu trong việc phê chuẩn cho công nhân của mình rút ngắn giờ làm còn 8 tiếng thậm chí còn tăng gấp đôi lương. Mọi người làm việc hăng say, hiệu quả hơn, chỉ trong một thời gian ngắn đã đem về cho công ty gấp đôi lợi nhuận. Các doanh nghiệp và tập đoàn lớn bắt đầu học theo

Tại sao chúng ta không hạnh phúc 105 và chẳng mấy chốc, cả thế giới bằng lòng với mức lao động 8 tiếng/ngày và 5-6 ngày/tuần.

Vấn đề ở chỗ, khi Henry Ford ký quyết định đó, không phải vì ông lo lắng cho sức khỏe của công nhân hay gì tương tự thế, lý do của ông được tiết lộ rằng: “Tôi đồng ý mọi người cần làm việc ít đi, để có thời gian mà ra ngoài mua sắm, phải vậy thì nền kinh tế mới phát triển được, tất nhiên, mua sắm ô tô cũng nằm trong danh sách đó.”

Đó có thể coi như một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của xã hội, khi người ta giảm một nửa thời gian làm việc để dành thời gian cho việc mua sắm, vô hình trung đã hình thành nên xã hội đương đại của chúng ta hiện nay: xã hội của vật chất, của tiêu dùng. Cuộc cách mạng công nghiệp cũng trở thành một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử loài người, một cuộc lột xác ngoạn mục của bộ mặt thế giới nhưng lại là một bước tiến tồi tệ đối với trái đất. Và để tôi nhắc cho bạn nhớ: Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại nên thứ gì có hại cho trái đất chắc chắn cũng có hại cho nhân loại dù cho sự thật có được che giấu kỹ càng và đẹp đẽ đến đâu.

Ví dụ như việc bạn đi làm 16 tiếng/ngày mang lợi nhuận về cho ông chủ. Sau đó bạn đấu tranh và thành công: bạn chỉ cần đi làm 8 tiếng, dùng thời gian 8 tiếng còn lại để mua sắm vui chơi. Nhưng bạn quên rằng chính khi mua sắm vui chơi bạn cũng vẫn nằm trong quy trình mang tiền về cho ông chủ ấy, thông qua việc mua hàng cho họ. ế thì họ vẫn lấy được lợi nhuận của bạn trong 16 tiếng, chỉ bằng phương cách khác, mà phương cách này bạn mới tự nguyện lẫn hạnh phúc làm sao. Nói khác đi, dù bạn làm việc 8 hay 16 tiếng thì các ông chủ thực tế vẫn đang sử dụng bạn 16 tiếng như thường. Nửa ngày họ sử dụng bạn như công nhân, nửa ngày họ sử dụng bạn như những ông chủ của họ – đấy chính là sự tinh vi của nền kinh tế khi nó nói rằng “khách hàng là thượng đế”, “khách hàng là ông chủ”; rằng họ đang cố gắng phục vụ bạn, thỏa mãn nhu cầu của bạn. Không, chỉ có bạn đang phục vụ nhu cầu lợi nhuận lẫn nhu cầu quyền lực của họ mà thôi. Bạn cứ vẫn là nô lệ. Đầu tiên, bạn là nô lệ cho một ông chủ, sau đó bạn là nô lệ cho hàng hóa. Và bạn nghĩ bạn đã làm chủ cuộc sống rồi? Bạn nghĩ bạn đã tự do rồi? Xin thưa, bạn chỉ là ông chủ của một cái còng tay và sự tự do của bạn cũng chỉ nằm trong trong phạm vi sợi xích mà chiếc còng ấy cho phép.

Nhân loại dường như chưa bao giờ thực có tự do dù cho họ vẫn nói về tự do. Nhân loại cũng không chưa được làm chủ cuộc đời mình như họ vẫn tưởng dù cho chế độ nô lệ đã kết thúc khá lâu. Ông chủ đã thay đổi nhưng tính chất kiểm soát của họ vẫn còn nguyên, nó chỉ thay đổi cách thức để khiến cho những người nô lệ tin rằng họ không còn là nô lệ nữa. Ông chủ mới của nhân loại từ ngày ấy đã tiến hóa cùng với thời đại mới: không còn là một người, một tập đoàn nhưng là một chủ nghĩa – chủ nghĩa tiêu dùng.

Vẫn xuôi theo dòng lịch sử giờ đây chúng ta sẽ tìm hiểu về câu chuyện của cây ngô để phần nào hình dung ra cái thực tế nô lệ phũ phàng mà tôi vừa nhắc tới. Nhìn vào cây ngô, nhìn con đường trước hết là một nô lệ ngoan ngoãn phục tùng sau đó tiến tới làm chủ các quầy hàng trong siêu thị và sai khiến con người hành động vì lợi ích của nó, bạn sẽ hiểu phần nào câu chuyện về chủ nghĩa tiêu dùng mà tôi đang nói tới. Cây ngô chỉ là một trong hàng triệu những “ông chủ nhỏ” như vậy mà thôi.

Trích sách: Tại sao chúng ta không hạnh phúc? – Phi Tuyết, 2018

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *