Osho: Sức mạnh của chuyện ngụ ngôn

Sức mạnh của chuyện ngụ ngôn
– Osho, tại sao thầy dùng chuyện ngụ ngôn?
– Chuyện ngụ ngôn là cách nói mọi sự mà không thể được nói. Chuyện ngụ ngôn là ngón tay chỉ trăng: quên ngón tay đi và nhìn lên trăng. Đừng bắt giữ ngón tay, đừng bắt đầu cắn ngón tay. Ngụ ngôn phải được hiểu và quên. Và đó là cái hay của chuyện ngụ ngôn.
Một câu chuyện khi nó được kể, bạn lắng nghe chăm chú bởi vì câu chuyện bao giò cũng tạo ra tính tò mò – cái gì sẽ xảy ra? Bạn trở nên chăm chú, bạn trở thành chỉ là tai, bạn sẽ trở thành thụ động như người nữ. Bạn trở thành rất mê mải, bạn bắt đầu mong đợi – cái gì sẽ xảy ra? Chuyện ngụ ngôn tạo ra tình trạng chờ đợi. Nó đem tới cực đỉnh và thế rồi đột nhiên tới kết luận. và sau cực đỉnh kết luận xảy a, bạn sôi nổi tới mức kết luận chìm sâu vào trong tim bạn.
Nói cái gì đó về chân lý không phải là chuyện dễ dàng. Người ta phải phát minh ra chuyện ngụ ngôn, thơ ca, các phương pháp và phương tiện khác để cho người nghe có thể được khuấy động vào một loại đam mê, có thể trở nên rung động, sẵn có, có thể chờ đợi điều gì sẽ xảy ra.
Và không phải mỗi tôi mới dùng chuyện ngụ ngôn đâu, điều đó bao giờ cũng vậy rồi. Phật dùng chúng, Trang Tử, Jesus dùng chúng – mọi thầy của thế giới đều đã dùng chuyện ngụ ngôn như một phương pháp luận. Và nó đã phục vụ cho mục đích của nó suốt nhiều thời đại và nó vẫn cực kì ý nghĩa và sẽ vẫn còn ý nghĩa.
Chuyện ngụ ngôn không chỉ là câu chuyện: nó không giải trí cho bạn nhưng làm bạn ngộ ra. Đó là khác biệt giữa chuyện thường và chuyện ngụ ngôn: chuyện ngụ ngôn có thông điệp trong nó. Thông điệp được mã hoá trong nó, bạn sẽ phải giải mã nó. Đôi khi bạn sẽ phải mất cả đời mình để giải mã thông điệp này, nhưng trong chính việc giải mã đó bạn sẽ được biến đổi.
Chuyện ngụ ngôn không phải là câu chuyện thường chỉ để giải trí bạn trong một khoảnh khắc, ý nghĩa của nó là vĩnh hằng, ý nghĩa của nó không phải là nhất thời. Thực ra nó có nghĩa nhiều hơn cái gọi là các sự kiện lịch sử của bạn. Bởi vì sự kiện có tác động giới hạn. Sự kiện là một biến cố: nó xảy ra và thế rồi nó biến mất. Và sau khi nó đã biến mất, không có cách nào để chắc chắn về nó – không cách nào chút nào.
Các biến cố lịch sử không thể được chứng minh một cách toàn bộ, tuyệt đối, chúng luôn có ít nhiều những suy đoán và khả năng. Nhưng chuyện ngụ ngôn có thực tại vĩnh hằng về nó. Nó không đòi bằng chứng lịch sử nào, nó đơn giản nói lên một thông điệp. Nó không liên quan tới các biến cố xảy ra theo thời gian. Chuyện ngụ ngôn là cái gì đó xảy ra trong vô thời gian. Nó mang theo những thông điệp vĩnh hằng tới mức thời gian không thể làm cho chúng lỗi thời.
Chân lý của chuyện ngụ ngôn là vô thời gian. Chân lý của lịch sử là chân lý của biến cố đặc biệt trong hiện tại hay quá khứ. Một khi qua rồi thì không có cách nào chứng minh là chúng thực xảy ra. Vì không ai có khả năng kiểm tra quá khứ cả. Chân lý duy nhất mà chúng ta có thể tin cậy là chân lý ở trong thời hiện tại. Chỉ chân lý của chuyện ngụ ngôn, bởi vì nó ở bên ngoài mọi thời gian, có thể nói với chúng ta mãi mãi trong thời hiện tại.
Chuyện ngụ ngôn bao giờ cũng trong thời hiện tại, nó chưa bao giờ trong quá khứ. Chuyện ngụ ngôn bao giờ cũng ở trong hiện tại, nếu bạn đã hiểu nó, nó sẵn sàng cho việc chuyển giao mọi kho báu của nó cho bạn. Và nó không phụ thuộc vào điều kiện bất kì của lịch sử. Chuyện ngụ ngôn và lịch sử có thể trùng nhau: một chuyện đúng về mặt lịch sử có thể cũng trình bày cho chúng ta với chân lý của chuyện ngụ ngôn.
Chuyện về Jesus hay Phật có thể là chính xác về lịch sử hay không không quan trọng. Chỉ cần tính ngụ ngôn, tính khả năng rằng vị Phật là có thể đủ để khuấy động trái tim chúng ta trong niềm khao khát mới, là đủ làm cho chúng ta cảm thấy khao khát về điều thiêng liêng. Nó là đủ. Chính khả năng của chuyện ngụ ngôn là đủ. Nó làm cho chúng ta nhìn lên cõi trời, để phái chúng ta vào cuộc thám hiểm, không để được mãn nguyện với những giới hạn mà chúng ta đã tạo ra xung quanh bản thân mình. Nó khêu gợi chúng ta vào cuộc phiêu lưu.
Nhiều người bị ám ảnh với sự kiện lịch sử trở nên rất bực tôi, vì tôi không có cam kết với lịch sử chút nào. Tôi lấy mọi tự do của thơ ca.
Cam kết của tôi là với chuyện ngụ ngôn, không với lịch sử. Nếu tôi thấy rằng chuyện ngụ ngôn là hay hơn, thế thì tôi chơi với chuyện ngụ ngôn. Toàn thể cam kết của tôi là dành cho thơ ca và chuyện ngụ ngôn cùng thông điệp ẩn trong nó. Thông điệp ấy có thể cứu rỗi bạn, cứu đời bạn khỏi phí hoài.
“Một người sắp chết đuối trong giếng vớ được sợi dây thừng. Nghĩa lý gì mà bận tâm ai bện ra sợi dây thừng đó? Jesus? Phật? Lão Tử? Ích gì để mà nghĩ về việc ai đã tạo ra dây thừng? Nắm lấy nó đi và điều duy nhất cần bận tâm là liệu nó có cứu được bạn khỏi chết đuối hay không, nó đủ vững chắc hay không?
Nếu người ta chứng minh được rằng Phật không có thật, Jesus không có thật, Mohammed không thật, Mahavira, Lão Tử đều không thật, tất cả đều không vấn đề một khi ngọn lửa khao khát chân lý đã nhen nhóm lên trong bạn, thế thì nó sẽ cháy mãi mãi.
Nếu người ta chứng minh theo cách lịch sử rằng mọi vị phật đều không bao giờ xảy ra nhưng bạn vẫn tiếp tục hi vọng, nếu ngọn lửa vẫn cháy, nếu niềm khao khát vẫn còn để tìm kiếm chân lý, điều đó là đủ. Bạn có thể quên tất cả về Kinh Thánh Koran. Nếu niềm khao khát tiếp tục, Koran sẽ được sinh ra trong bạn, Kinh Thánh sẽ được sinh ra trong bạn. Nếu niềm khao khát là đủ mạnh, một ngày nào đó bạn sẽ thấy, Phật nảy sinh ra từ bạn, Jesus sẽ được sinh ra trong bạn.
Osho, cuốn “Bí mật của các bí mật 1”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *