tự truyện cuộc đời Osho: Osho và đạo Công giáo – tôi sẵn sàng bị trừng phạt

Có một cái nhà thờ, đặc biệt được xây dựng riêng cho những người Anh, nhưng nó bị đóng cửa trong nhiều năm tại vì khi nước Anh rút khỏi Ấn Độ thì người của họ cũng rút đi theo. Và vị tổng giám mục của nước Anh – nơi cách xa hàng ngàn dặm – là người sở hữu ngôi nhà thờ này.
Tôi có một vài người bạn Công giáo, tôi nói với họ “Nhà thờ này đẹp thế mà lúc nào cũng đón cửa”. Họ nói “Giáo đoàn của nhà thờ đó không còn ở đây nữa. Và người được ủy quyền gần đây nhất cũng ở tận thủ đô, Nagpur. Giám mục của Nagpur là người được ủy quyền mới nhất, ông ta giữ chìa khóa. Nhưng quyền hành thật sự thuộc về Tổng Giám Mục nước Anh.”
Tôi nói “Các bạn ngốc quá. Bẻ khóa đi. Mười năm rồi nó cũng đã bị hao mòn ít nhiều, hãy bẻ khóa và vào đó dọn dẹp nó, nó là nhà thờ của các bạn. Hãy sử dụng nó đi.”
Ý tưởng này khiến họ hứng thú, vì nhà thờ là một tòa nhà rất đẹp, được bao quanh bởi một khu vườn lớn, nhưng nó đang bị bỏ hoang như rừng rậm vì không có ai đến đó chăm sóc cả. Và thế là họ bẻ khóa, họ thậm chí còn đề nghị tôi làm vài nghi thức khánh thành mở nó ra nữa. Tôi nói “Tôi hoàn toàn sẵn sàng” và vì vậy tôi đã làm vài hành động khánh thành cho nhà thờ của họ.
Mất một vài ngày để vị Giám mục của Nagpur hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Ông ta hỏi ý kiến của vị Tổng giám mục nước Anh về việc “có một vài giáo dân đã bẻ khóa, vào trong thánh đường và tổ chức lễ ở đó mỗi chủ nhật”. Tất nhiên vị Tổng giám mục đã rất nổi giận và đã nói “Hãy kiện họ ra tòa”.

Và đó là lý do tôi được gọi ra tòa bởi vì chính tôi đã khánh thành nó, thậm chí tôi còn là người đề nghị và khuyến khích những giáo dân kia sử dụng nó, thế nên hiển nhiên tôi là người chịu trách nhiệm cao nhất. Và tôi đã nói với vị thẩm phán “Một nhà thờ, một ngôi chùa, một ngôi đền hay một giáo đường thì phải thuộc về những người đến đó thờ phượng. Nó không phải là một món tài sản cá nhân. Trong mười năm ngôi nhà thờ đó đã bị bỏ hoang mà không có một ai đến thờ lạy cả. Chính vị Tổng giám mục nước Anh và vị Giám mục Nagpur mới là người có tội cho điều đó, vì ai là người đã khóa cửa và ngăn cản giáo dân của họ đến thờ lạy?
“Tuy tôi không phải là người Công giáo nhưng dầu vậy tôi cũng có thể thấy đó là một nơi rất đẹp để người ta đến thờ lạy, đến cầu nguyện. Jesus Christ vẫn đang bị treo trên cây thập giá ở đó mà chẳng có ai đến cả. Ông ấy sẽ trở nên cô đơn và chán chết.
Tôi nói “Vâng, chính tôi đã thuyết phục những người này đến và làm cho ngôi nhà thờ sống lại, vì nó đang chết dần. Và việc làm cho một ngôi nhà thờ sống lại thì không phải là tội. Nhưng khóa nó lại thì… mà khóa để làm gì? Để chống lại ai cơ chứ? Trên thực tế, tất cả mọi nhà thờ, đền thờ, chùa chiền đều không nên có cửa, để chúng luôn sắn sàng trong 24 giờ cho bất cứ ai muốn đến và chiêm ngẫm tại đó, thiền định tại đó, cầu nguyện tại đó mới đúng. Đó là những nơi rất thích hợp, rất tĩnh lặng.”

Vị luật sư của tôi thậm chí còn trở nên đơ như tượng đá khi tôi nói rằng vị Tổng giám mục nước Anh mới là người đáng bị đưa cho một cái lệnh bắt giữ… còn những người bạn của tôi thì xứng đáng tiếp tục đến ngôi nhà thờ đó mà làm lễ thờ lạy.
Vị thẩm phán nói “Những gì anh nói thì đúng, nhưng nó không hợp lệ. Nhà thờ này là tài sản thuộc sự quản lý của Tòa giám mục bên Anh. Và việc xâm nhập vào tài sản của người khác, chiếm hữu nó và sử dụng nó là xâm phạm, là trái luật.”
Tôi nói “Vậy thì tôi sẵn sàng bị trừng phạt, bị giam tù cũng được. Nhưng hãy nhớ, ông đang làm một việc sai hoàn toàn. Ông thậm chí không phân biệt được sự khác nhau giữa một nơi thờ phượng với một ngôi nhà thuần túy. Một nơi để thờ phượng thì không nên bị sở hữu bởi bất kì ai cả, không thể nào bị chiếm hữu bởi bất kì ai cả. Nó thuộc về những người mà sẵn sàng đến đó để thờ lạy. Hãy nói với các vị Tổng giám mục rằng nếu họ không thể đến đây và mang theo cả giáo đoàn của họ đến để làm cho ngôi nhà thờ được sống, ấy thế thì tại sao họ phải bận tâm? Họ vẫn cứ hạnh phúc trong 10 năm qua đấy thôi? Sao phải bận tâm về một ngôi nhà thờ bụi bặm bẩn thỉu đang bị thời gian phá hủy?
“Và tôi không phải một người Công giáo, đáng lẽ tôi không bận tâm làm gì đến ngôi nhà thờ đó, nhưng tôi vẫn quan tâm với nó vì lòng trắc ẩn, như một con người thật sự quan tâm đến nhau. Những người bạn của tôi, là tôi đã nói với họ rằng nếu như họ sẵn sàng thờ lạy, thế thì nhà thờ này là của họ. Các ông hãy đổ tất cả trách nhiệm lên tôi, những người này hoàn toàn không có lỗi gì cả. Họ chỉ đơn giản là bị tôi thuyết phục.”

Và tất cả cùng im lặng vào khoảnh khắc đó. Vị luật sư bên kia thậm chỉ cũng không tìm ra nổi một từ nào để nói. Vị thẩm phán nói với tôi rằng về lý thì tôi sai, nhưng về tình thì tôi đúng “Tôi không thể đưa ra bất cứ hình phạt nào cho anh, nhưng làm ơn đừng lặp lại hành động này lần nữa.”
Tôi nói “Tôi không thể đồng ý với điều đó. Tôi sẽ tiếp tục làm những việc như vậy cả đời tôi, bởi vì tôi không quan tâm những luật lệ mà con người đặt ra. Sự quan tâm của tôi là với những gì hiện hữu, với tính tâm linh, với sự thật. Những luật mà con người đặt ra sẽ cứ tiếp tục bị thay đổi.”

Nhưng những người bạn Công giáo của tôi lại đồng ý với thẩm phán và họ không bao giờ dám mở ngôi nhà thờ đó ra nữa. Vị giám mục Nagpur thậm chí còn đặt vào đó một ổ khóa khác to hơn nữa. Tôi sống ở Jabalpur trong 20 năm, và khi tôi rời khỏi đó thì ngôi nhà thờ đã đi đến hoang phế, hoang tàn, cái mái đã bị đổ sụp xuống. Tất cả điều này đều là để tuân theo luật.

Tại sao tôi lại phải sợ hay cảm thấy có lỗi? Và tôi sẵn sàng chấp nhận bất cứ hậu quả nào cho những hành động của tôi. Tôi đã di chuyển khắp đất nước này trong 30 năm và đối mặt với không biết bao nhiêu người xem tôi là kẻ thù – có những lần là 50 ngàn người một lúc, và tất cả đều xem tôi như kẻ thù. Nhưng tôi không bao giờ cảm thấy bất cứ cảm giác tội lỗi nào, bởi vì bất cứ gì tôi làm, tôi đều làm bằng toàn bộ con người tôi, với sự nhận thức toàn bộ, thức tỉnh toàn bộ. Và những người đó khi nhìn vào tôi, lắng nghe tôi, mặc dù mới đầu họ đến với những định kiến thù địch, tôi có thể thấy trong mắt họ, từ từ, chầm chậm trở nên điềm tĩnh hơn, ít hung hăng hơn. Và sau cuối, khi tôi rời khỏi nơi đó, rất nhiều nước mắt trong mắt họ.

Mỗi năm, Đức Giáo Hoàng lại tuyên bố một danh sách đen những cuốn sách mà người Công giáo không được cho phép đọc. Đọc những cuốn sách đó nghĩa là bạn đang trên đường đi thẳng xuống địa ngục. Tôi đã nói với vị giám mục của Nagpur, bởi vì một vài cuốn sách của tôi đã được nêu trong danh sách của đức giáo hoàng là người Công giáo không được phép đọc. Những ai đọc những cuốn sách đó được bảo rằng chắc chắn họ sẽ phải xuống hỏa ngục. Điều này thì không mới mẻ gì, nó vốn dĩ là truyền thống 1800 tuổi của nhà thờ Công giáo.

Thế kỉ trước họ thường đốt và phá hủy bất cứ cuốn sách nào mà họ cho rằng nguy hiểm đối với người công giáo. Bây giờ thì họ không thể làm điều đó nữa, nhưng ít nhất họ có thể ngăn cấm những người công giáo – những người chiếm một số lượng lớn trên thế giới, 700 triệu người.

Tôi nói với vị giám mục đó rằng “Ít nhất cũng phải có ai đó thuộc Công giáo đã đọc những cuốn sách của tôi, nếu không thì làm sao họ có thể quyết định nó là sách nên bị cấm đọc? Hoặc là chính Đức Giáo Hoàng đã đọc những cuốn sách đó, hoặc những vị Hồng y ở Vatican đang đọc nó – bởi vì nếu họ không đọc, làm sao họ có thể quyết định rằng những cuốn sách này là nguy hiểm đối với niềm tin của người Công giáo?”
Ông ấy đã lâm vào tình thế khó xử: ông ấy không thể nói có, nhưng cũng không thể nói không. Vì nếu ôn ấy nói “Có, có người đã đọc nó” thế thì nghĩa là người đó sẽ phải đi thẳng xuống địa ngục. Và nếu người đó chẳng bị sa vào hỏa ngục thế thì toàn bộ ý tưởng sẽ trở nên nực cười, sau đó không ai bị tống vào hỏa ngục nữa cả. Toàn bộ những cấm đoán đó chỉ là để giữ cho mắt người ta bị đóng lại, để không cho phép họ được biết bất cứ một sự thật nào mà có thể chống lại niềm tin của họ.

Osho’s life and teaching
Phi Tuyết dịch và share with love

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *