1. Nếu như một ngày mà em dịch, học nhiều thứ thì có nên không?
Viện trưởng Phi Tuyết:
Học thì tất nhiên nên hơn không-học chứ nhờ.
Tương tự, học nhiều sẽ tốt hơn học ít hihi.
Tuy nhiên điều cốt yếu khi học, dù nhiều hay ít là bạn phải biết quan sát bản thân mình. Nếu học (dù nhiều hay ít) mà mình thấy vui, thích, không áp lực, không căng thẳng, không chán ngán… thì mọi thứ vẫn đúng hướng. Khi đã đúng hướng thì kể cả học ít vẫn hiệu quả.
Học nhiều lại càng hiệu quả vì kiến thức đi vào vùng vô thức dễ dàng hơn, đọng lại sâu hơn.
Nếu học (dù nhiều hay ít) mà mình thấy mệt mỏi, chán nản, không vui, không hào hứng, không có động lực… thì nên dừng lại một chút để xem vấn đề nằm ở đâu: do mình không có động lực (thì đọc lại trang 10 lý do tôi muốn giỏi Anh Văn trong sổ bìa da cá nhân), hay do mọi thứ đang quá sức của mình (cần xem lại phần mục tiêu và kế hoạch của bản thân).
Nói tóm lại, bất kể học nhiều hay ít, nhớ lâu hay nhanh quên, cái quan trọng nhất là lúc học mình phải thấy vui, thấy hào hứng nhưng thư thái chứ không căng thẳng áp lực, chán ngán.
Áp lực 1 chút xíu là tốt (như vài cái tét đít ngọt mềm) nhưng áp lực nhiều quá thì việc học sẽ không có hiệu quả. Mình học để tiến bộ, để mai này ứng dụng, để nhìn thấy sự thay đổi của bản thân từ trong ra ngoài (yêu Anh văn hơn, yêu bản thân hơn, kiên nhẫn hơn, yêu cuộc sống hơn). Chứ không phải mình học chỉ để thi đua lấy điểm hay học để “giết chết mẹ” thằng Anh nha hihi. Cho nên phải học cách thư giãn, đôi khi chậm một chút mà bền lâu thì tốt hơn học nhanh mà cũng nhanh bỏ cuộc.
Và mặc dù bạn có kế hoạch mỗi ngày dành ra bao nhiêu time để học nhưng tốt nhất cũng nên tuỳ hứng lắng nghe trái tim và năng lượng của mình nữa.
Hôm nào chăm chép 3-5 bài một lúc. Hôm khác hứng hứng thấy có đà liền dịch 3-4 bài một lúc. Nhưng hôm nào lười thì cho phép bản thân học 2-3 câu thần chú thôi cũng được.
Lười quá nữa thì vào lướt mỗi album “Vui Vui” cho thư giãn, thoải mái. Anh văn vẫn đi vào đầu 1 cách tự nhiên.
Hôm nào buồn quá thì mở vài bản tình ca có lời, hát theo. Mấy bài như “you will find your way” cho mình thêm động lực nè, hay bài “betrayal” vừa hát vừa nhớ chuyện cũ đau khổ khóc tu tu nhưng vẫn thấy sướng lạ kì.
Cho nên chung quy là mình nên lập một kế hoạch học tập cụ thể để cho nó quyết tâm. Kiểu: sáng 30 phút sau khi ngủ dậy. Tối 30 phút trước khi đi ngủ. Trưa 10 phút trong toilet… Lập ra để quan sát tính cách của chính bản thân mình: có giữ lời không, có kiên trì, mạnh mẽ không hay động tí là bỏ cuộc, thích nuốt lời hứa với bản thân, hạp hay không hạp với cuộc sống kế hoạch – nguyên tắc… Cứ lập ra bản kế hoạch học tập như vậy nhé.
Còn sau đó thì hãy linh động, đừng quá cứng nhắc. Bạn càng có khả năng sáng tạo nhiều cách học mới xen kẽ sẽ càng hứng thú (đọc thơ, coi album hài, chế memes, lùng quote mới, hát, xem phim… song song việc chép-dịch sách)
Điều tối quan trọng là dù học nhiều hay ít, chăm hay lười, sáng tạo hay khô khan, hãy cố gắng để duy trì “sự tiếp xúc”, việc học Anh văn mỗi ngày.
Đừng để một ngày nào trôi qua mà không nhìn thấy 1 từ/câu Anh văn nào cả. Sẽ phá huỷ quá trình “đun nước sôi” của mình bấy lâu nay. Nó phí đi. Nhé.
Đừng quá áp lực chuyện thành tích mà quan trọng là phải học MỖI NGÀY. Ít cũng được. Ít thì lâu tiến bộ, lâu lột xác hơn thôi, nhưng mà bền lâu hihi
Khi bạn hiểu Anh văn, bạn sẽ yêu mến nó. Có tình yêu vào, mọi việc đều dễ dàng. Bạn có yêu hoặc có muốn yêu Anh văn không? Hãy trả lời một cách trung thực cho bản thân mỗi khi bạn ngồi vào bàn học nhé.
2. Học nhiều quá (mà không sâu) có bị “cưỡi ngựa xem hoa” không?
Phi Tuyết Đáp: Kể cả khi cưỡi ngựa xem hoa, cũng tốt mà.
Có một một nàng công chúa/hoàng tử cưỡi trên chú ngựa trắng có đôi cánh lớn đẹp hệt như trong cổ tích. Nàng ấy xuống ngựa rồi dạo bước trong khu rừng mùa xuân đầy ắp hoa cỏ, gió thổi miên man lùa vào mái tóc, chim hót khắp cánh rừng xen với tiếng suối chảy róc rách. Nàng bước đến bên một toà tháp cũ, nơi có “mụ” Phù Thuỷ Phi Tuyết đang lẩm nhẩm luyện những câu thần chú có sức mạnh khủng khiếp. Nàng nhỏ nhẹ xin bà Phù thuỷ một câu thần chú để chinh phục anh chàng Anh Văn khó tính.
Bà Phù Thuỷ nghe câu chuyện xong thấy thương đưa luôn nàng một… trăm câu thần chú, để đảm bảo nếu không cưa được thằng Anh văn thì ít nhất nàng cũng có thể bắn thần chú cho nó hoa mắt điếc tai chết mẹ nó đi. hâhhaah
Nàng công chuá luyện thần chú xong thì kì lạ chưa, chàng Anh văn tự dưng đến thủ phục dưới chân nàng, chẳng cần chinh phục gì cả. Từ đó họ sống hạnh phúc bên nhau tới khi nàng hết nói nổi thì thôi…
Haha cho các bạn thấy một tí cái Kĩ năng sáng tạo, viết lách ấy mà. Chỉ một chút sáng tạo thì việc học khô khan cũng có thể biến thành ngọt ngào lãng mạn nhé.
Cho nên công túa của tuôi ôi. Dù chỉ cưỡi ngựa xem hoa nhưng lúc ấy mình đã thấy hoa, hít hà hương hoa, mùi thơm của hoa của cỏ và của không khí ngọt lành của khu rừng thì kiểu gì chúng cũng đọng lại trong mình, thành một phần của mình theo cái cách tinh tế mà chính mình cũng không nhận ra ấy.
Bất cứ cái gì mà mình học với sự chú tâm, tình yêu mến, sự hân hoan thì chúng không bao giờ mất đi đâu đâu. Kiến thức mình đã học – chúng chỉ tạm đi vào vùng vô thức và ở trong ấy. Đợi gặp đúng thời điểm, đúng tình huống tự động nó sẽ trồi ra. Ví dụ như mình học tiếng Anh một mình cả năm trời nhưng xung quanh mình toàn người Việt thì tiếng Anh vẫn ở trong đầu mình chứ, kể cả khi cả ngày mình không nói với ai câu tiếng Anh nào. Tự dưng một ngày kia gặp người nước ngoài cái mình mở miệng nói ngay không chút chần chừ, thậm chí còn không kịp cả kiểm soát. Ví dụ vừa thấy thằng nào đẹp trai quá mà đang đi cùng bạn gái, lập tức mình thấy tiếc, mình liên hệ câu thần chú vui mình từng “luyện”, nhào đến bên nó và nói: “Ê đẹp trai. Mày xứng đáng có thêm một bạn gái nữa. Là tao đây này” hâhha
Hạt mầm gieo và ủ trong đất, đến đúng thời điểm sẽ nảy mầm, vươn lên thành cây, toả bóng mát, nở hoa, sinh trái. Thời gian mình đang học đây là mình đang gieo mầm, đừng sợ hạt mầm rơi vào đất khô hoặc bị biến mất, cứ gieo đi đã, nhiều thật nhiều vào. Gieo mỗi ngày. 1000 không đậu cả ngàn thì ít ra cũng đậu vài trăm, là tốt rồi.
Cho nên cỡi ngựa xem hoa còn tốt hơn nằm ì trên sofa xem xem tivi, xem phim bộ, đọc tin tức hoặc ngủ hihi
Cho nên để “cưỡi ngựa xem hoa” có hiệu quả. Bạn không cần áp lực bản thân phải thuộc mọi từ, biết mọi ngữ pháp. Quan trọng là gầy dựng được tình cảm, thói quen, phản xạ với Anh ta và biến Ảnh thành một thói quen, một phần nhỏ trong công việc hàng ngày của mình.
Khi nào lượng đổi, chất sẽ đổi. Khi nào phần nhỏ này lớn dần lên, nó sẽ làm nên chuyện. Nhưng dừng vội vàng.
Cưỡi ngựa xem hoa đủ lâu hương hoa đồng cỏ nội bám vào người thơm hơn Chà Neo, thích lắm hihi
Câu thần chú: Đừng phán xét mỗi ngày bằng những gì bạn gặt, nhưng bằng những gì bạn gieo. Câu này hay ghê chứ!
3. Em còn đang thắc mắc là khi chị bắt đầu dịch sách thì chị đã vốn có khá hoặc giỏi tiếng anh rồi ko?
Đáp – xuống -nơi – iemmm:
Khi mới bắt đầu dịch, mình – Viện trưởng đây, chỉ Level 1. Thề luôn. Anh ngữ cực kém. Không biết từ vựng, không thể nhớ từ nổi dù cho dịch đi dịch lại biết bao nhiêu lần. Gặp người nước ngoài cũng chẳng dám nói gì, trốn trốn đi nữa chứ – vì tự ti. Gặp bất cứ gì tiếng Anh là bỏ qua lẹ, vì… sợ.
Nhưng may mắn (lợi thế) của VT:
– Ngữ pháp từ thời cấp 3 rất khá, tuy bị chìm xuồng trong vùng vô thức (bộ rễ) nhưng khi cần kíp, ý thức học nâng cao cái tự nhiên nhớ lại chúng, cách dùng và cách ứng dụng (Trog kĩ năng nói thôi chứ đối với việc dịch thì ban đầu có thể nói nó không quan trọng mấy)
– VT đọc khá sách nhiều, sách các thể loại: sách kĩ năng, kiến thức, kinh doanh, tâm linh… cho nên bỗ não có sự liên kết câu từ, ý, nội dung khá tốt. Như câu nói “bạn muốn viết tốt, bạn phải đọc nhiều” vậy đó. Việc đọc sách (tất nhiên tiếng Việt trước) là một nền tảng quan trọng giúp ích rất nhiều trong việc dịch thuật nói riêng và cả cuộc sống nói chung.
Nếu bạn là người rất ít đọc sách, bạn nên bắt đầu dành nhiều time để đọc sách hơn. Nó là chuyện đầu tư cho cả cuộc đời. Không phải đọc để giết thời gian đâu nhé. Các bạn có thể tìm bài viết “10 lý do bất ngờ thú vị khiến bạn muốn đọc sách ngay” khá hot của VT nhiều năm trc để lấy động lực và cảm hứng đọc sách.
(Đây tìm link luôn cho này: http://tramdoc.vn/…/10-ly-do-bat-ngo-va-thu-vi-khien-ban-mu…) Đọc nhiều lên, dịch – viết – nói sẽ rất rất tốt sau này vì chúng bổ trợ nhau như hình với bóng vậy.
Viện trưởng đọc rất nhiều sách nhưng chỉ thích nhất một cuốn, chính là cuốn mình đang dùng làm tài liệu pháp thuật cho các bạn đây. Thật sự. Vì hiếm có cuốn sách nào trên thế giới có thể truyền thông điệp một cách vừa hài hước, vừa thông minh, vừa đầy ắp tính thơ ca mà cả tính tâm linh – khai phóng nữa. May mắn làm sao cuốn này lại là sách-văn-nói nên lại càng hiệu quả hơn nữa cho kĩ năng Nói của các bạn sau này (kĩ năng TOP). Thật sự không dễ để làm ra được cuốn sách này cho các bạn đâu nhé, cho nên đừng xem thường. Nó thật sự là Bảo Bối đấy ạ hihi. Một cuốn này giá trị hơn mọi cuốn sách Anh ngữ khác mà dạng học thuật, tiểu thuyết, kiến thức, nghiên cứu, học thuyết… vì rất nhiều lý do. Tóm lại là nó có khả năng tác động vào bạn trên cả ba phương diện: khối óc, tâm hồn lẫn linh hồn. Trong tất cả các sách VT từng đọc trong đời, chưa một cuốn nào làm được điều này. Chính vì như vậy cho nên VT đã mất tới mấy năm quyết tâm dịch nó, ngay cả khi mới chỉ Level 1 mà thôi. Nếu không phải nó ý nghĩa như vậy thì các bạn tin mình đi, mình là đứa dễ bỏ cuộc nhất trên đời đấy hihi.
“Nếu một cánh cửa không mở. Nó không dành cho bạn” và ngược lại, khi một cánh cửa mở ra, nó là dành cho bạn. Đối với Viện trưởng, cuốn sách này là cánh cửa mở ra. Nó mở ra một bầu trời mới của kiến thức, cảm xúc và tự do. Mong nó cũng làm được như vậy với các bạn.”
– Thứ 3, khi bắt đầu dịch, dù vốn tiếng Anh ít ỏi, dở ẹc nhưng VT lúc ấy đã là một blogger, có khả năng viết tốt ở tiếng Việt. Đâm ra khả năng đọc hiểu – chuyển ý giữa câu Anh sang Việt cũng tốt hơn, trôi chảy hơn tí xíu. Mì
VT đã “mất” mấy năm mới dịch xong và làm ra được bộ sách các bạn thấy, với vốn tiếng Anh thật sự ít ỏi nhưng quan trọng là một sự kiên trì và tinh thần quyết tâm rất lớn. (một chút thông minh của người đầu tư nữa hihi. Ngay khi đọc và dịch chúng, VT tự biết nó có thể sinh ra tiền, đâm ra động lực càng lớn hơn nữa)
Tinh thần – Đấy mới là điểm khác biệt quan trọng giữa mỗi người. Không quan trọng bạn xuất phát điểm như nào. Quan trọng là tinh thần của bạn ra sao. Và tinh thần của bạn đang ra sao? VT sẽ không chịu trách nhiệm đâu nhé ạ.
Cùng một bộ tài liệu này, có người thích và học hăng say chăm chỉ, có những người khác lười thậm chí không muốn đụng tới, dù họ nói họ rất muốn giỏi AV. Thì làm sao mình đây có đủ sức để “kéo” hay “tét đít” tất cả mọi người đúng không ạ?
Nếu như sức VT yếu quá (vì tui nhỏ bé, có 42kg thôi lại còn ăn chay huhu), nếu như sức VT yếu qúa và không thể kéo được năng lượng, động lực, tinh thần cho tất cả các bạn mỗi ngày mỗi ngày…. Thì VT rất mong bạn hãy mở lòng bao dung thứ tha cho Viện Trưởng nhé!
Chuyện là 7 năm trước khi VT bắt đầu dịch bài đầu tiên, có những câu mà tra tới 80% từ mới vì không biết từ đó. Có những từ lặp đi lặp lại nhưng vẫn không nhớ đến nỗi trong một ngày phải tra nó cả chục lần, là chuyện thường luôn.
Và hôm nay, 7 năm sau, hôm qua VT dịch bài cuối cùng của bộ sách, tình hình… vẫn y chang, vẫn có từ phải dịch gần chục lần vẫn chưa nhớ hâhhaaha
Cho nên, VT không khác các bạn về khả năng dịch, VT chỉ khác về việc dám chấp nhận sự yếu kém của bản thân và vươn lên từ đó. Mong bạn cũng thế nhé!
Gửi ngàn yêu thương và một vài cú vuốt ve… méo mặt. haha
Thần chú: Hãy mạnh mẽ hơn “lý do” của bạn!
4. Bây giờ bọn em hoặc là chỉ có em còn đang level 1 mà chơi dịch thuật thế này liệu có quá sức cmn ko?
Viện tửng xin đáp:
Mọi người thường hay hiểu lầm việc dịch là khó nhất, chỉ dành cho những người đã rất giỏi rồi thôi. Việc hiểu này sai rất sai.
Thật ra dịch mới chính xác là việc cho cấp độ Level 1 đó. Cho những người không tự tin để giao tiếp trực diện, không có tiền đến lớp, không thích học theo thời khoá biểu của trường mà thích theo thời gian rảnh của bản thân. Chỉ cần một điện thoại hay máy tính có từ điển là bạn đã sẵn sàng để dịch. Đúng sai chưa nói, nhưng bạn có đủ điều kiện để học bất cứ khi nào bạn thích, rẻ nhất mà lại còn hiệu quả nữa cơ.
Chứ giờ đùng phát kêu bạn ra ngoài nói chuyện hoặc nghe trong môi trường thuần tiếng Anh bên ngoài. Làm sao mà làm được? Nghe và nói trong môi trường giao tiếp là cành cây. Nghe – đọc – chép – dịch mới là những kĩ năng để xây dựng bộ rễ.
Cái gì cũng cần xây từ bộ rễ, từ cái nền tảng, cái gốc, thì mới bền lâu và hiệu quả được. Học Viện chúng ta chú trọng xây dựng cái gốc cho mọi người trước và cái gốc này mỗi người có xuất phát điểm lại khác nhau, hãy biết khả năng của mình đang ở đâu, thay vì chỉ so sánh với người khác nhé.
Bộ tài liệu Bảo Bối Pháp Thuật của Học Viện tuy được thiết kế để khớp với mọi level của mọi người nhưng nếu Level của bạn đủ cao, bạn có thể dịch thẳng tập sách. Còn nếu level năng lực chưa cao xin hãy nhẫn nha và bắt đầu với những câu thần chú. Thần chú là level nền tảng nhất vì việc học từ, học ngữ pháp hiệu quả nhất chỉ khi chúng được đặt trong câu, mà thần chú lại là những câu được tuyển chọn khắt khe về mặt tinh thần, ý nghĩa để đảm bảo cho bạn rằng ngay khi bạn học chúng (chép-dịch-đọc), bạn đang được học nhiều hơn chỉ Anh văn, nhưng còn là học về nghệ thuật sống, sống thông minh, sống ý nghĩa, sống lành mạnh, sống tự do, sống xinh đẹp, tử tế.
Khi level của bạn chưa cao (Không ai biết level của bạn ở đâu cả, bạn phải tự đánh giá và thành thật với bản thân nhé).
Khi Level chưa cao, hãy dành 1-2 tháng chỉ để dịch tập thần chú cho thật nhuyễn. Nếu như 100 câu trong bộ Thần Chú là không đủ thế thì hàng ngàn câu trong Album của Học Viện đã sẵn sàng. Bạn chỉ cần mở Album ra và chép-dịch vào sổ tay là xong, thậm chí không cần đi in-cắt-dán nữa. Rất dễ.
Album Vui vui – Hài hước cũng toàn là những câu chữ vừa đơn giản với cấp độ Level 1 những có thể khiến bạn cười banh nóc (Nếu bạn hiểu tính hài hước của nó, và nếu bạn cũng là người hài hước) Việc vừa học mà vừa được cười banh nóc như vậy, đố bạn tìm được ở bất cứ ngôi trường nào hay trung tâm nào, mình thề!
Cứ chăm chỉ dịch thần chú đi, rồi đột nhiên “lượng đủ, chất đổi”. Một ngày kia bạn cầm cuốn sách lên và thấy bản thân có thể đọc – dịch một cách dễ dàng đến bất ngờ. Vì thần chú là 1-2-3 câu nói. Đoạn văn là nhiều câu nói. Trang sách là nhiều đoạn. Cuốn sách là nhiều trang. Mình biết cách dịch mọi câu, tự dưng mình có thể đọc cả cuốn sách, như từng viên gạch xây nên ngôi nhà vậy. Cứ nhẫn nha từng bước, không việc gì phải vội vàng mà vấp đá mà quàng dây.
Quan sát bản thân qua từng giai đoạn học tập là rất quan trọng.
Nếu như vài câu thần chú mình dịch mãi còn chưa thấy trôi mà đã nhảy qua dịch sách luôn thì đúng là quá sức thật. Quá sức sẽ gây ngán. Nên Viện Trưởng thành thật mong các bạn cứ bình tĩnh, nhẫn nha, không vội vàng cũng đừng chủ quan. Hãy bắt đầu từng bước, ban đầu là thần chú, memes hài vui, xong rồi qua các đoạn, các trang sách sau.
Chẳng ai biết mình đang ở trình độ nào cả và mình cũng không nên thi đua với người mà mình biết là đang ở Level cao hơn mình nhiều quá nè. Cứ nhận ra level của mình và tiến từng bước, chậm mà chắc nhé. (Tuyệt nhất là rủ thêm một người bạn thân để cùng “thúc đẩy, tét đít” nhau một chút mỗi ngày sẽ tốt hơn, trong trường hợp bản thân là người lười biếng và thích cạnh tranh một chút để giữ lửa cho cả hai)
Việc dễ hơn cả dịch thần chú. Là chép. Nếu ai thấy dịch thần chú cũng khó quá. Thế thì hãy bắt đầu bằng việc chép. Chỉ chép thôi, chép tiếng Anh: chép thần chú, chép sách để rèn tinh thần kiên trì, nhẫn lại, rèn khả năng nhớ mặt chữ, tăng cảm xúc với từ ngữ.
Đừng áp lực bản thân nhiều quá khiến việc học trở nên nặng nề rồi mặt dài ra cau có khó ưa mỗi lần nghĩ tới cô viện trưởng Thông minh – Xinh Đẹp – Khiêm tốn này nha hâhhaa .
Nhớ lấy điều quan trọng ấy nhưng cũng đừng quá dễ dãi với bản thân bằng cách buông xuôi bỏ cuộc quá dễ dàng nha. Bỏ cuộc dễ ẹt, bỏ khi nào chả được, tại sao phải bỏ lúc này? Mỗi khi ngán quá, hãy nhủ: “Ngày mai tao bỏ cuộc. Xong hôm nay nữa thôi.” hê hê chịu không?
Ngày mai chẳng bao giờ tới cả. Thành công quyết định bởi những gì bạn làm hôm nay! Thần Chú đấy.
Nếu bạn không sẵn sàng để học, không ai có thể giúp bạn. Nhưng nếu bạn đã quyết tâm, không một ai có thể cản được bạn.
5. Hỏi: Vậy thì Viện trưởng cũng nên chia sẻ thời khóa biểu học hành phân chia thời gian của chị trong môn ngoại ngữ này thế nào chị nhỉ?
Đoáp: Mỗi ngày mình dành khá nhiều time cho Anh Văn. Dùng Anh văn còn nhiều hơn tiếng Việt dù xung quanh chẳng có ai nói tiếng Anh. Mình chép sách, dịch sách, viết stt, nói chuyện vs bạn bè, ngay cả nói 1 mình giờ cũng toàn dùng tiếng Anh thôi. Không dùng tiếng Việt nữa vì nó thành phản xạ rồi. Nó thành luôn ngôn ngữ “cha đẻ” rồi, bên cạnh tiếng “mẹ đẻ” là tiếng Việt. Mà cái tính mình hạp với cha hơn đâm ra thích dùng tiếng Anh hơn haha.
Ngoài cha đẻ với mẹ đẻ thì mình đang tự học tiếng “dì ghẻ” là tiếng Tây Ban Nha, thông qua app Duolingo.
Mỗi tối mình dành khoảng 10-20 phút học tiếng Tây Ban Nha với nhiều người khác trên thế giới. Mình khám phá ra quy luật và kết hợp với phương pháp học riêng nên dù mỗi ngày chỉ 2-3 chục phút mà thứ hạng trong các lớp cứ phải nói là leo ầm ầm, leo vèo vèo haha.
Có những ngày mệt mỏi quá, hết năng lượng, cũng muốn bỏ nhưng ý chí bản thân không cho hép, lại tự nhủ thần chú “Ok hôm nay nữa thôi nha, ngày mai tao bỏ cuộc đấy.” Xong cái học tiếp, học xong thấy vui gần chết. Ngày mai lặp lại y chang đâm ra chưa bỏ cuộc một ngày nào. Cũng được mấy tháng rồi hihi. Từ hồi bữa đến giờ có hôm chỉ học 5p là mệt quá tắt đt, dầu thế nhưng tuyệt đối chưa bỏ ngang bữa nào hihi Tự hào ghê ta ơi.
Các bạn không “đọ” được với mình độ “rảnh” đâu, nên thay vì hỏi “Lịch học của Viện trưởng là gì?”
Hãy hỏi “Lịch học của bản thân mình nên sắp xếp như nào cho hợp lý, thú vị và hiệu quả?”
Bạn nhé! hihi Và câu này không ai trả lời thay cho bạn được đâu nè.
Thân ái.
Sáng giờ: VT Đọc 10 bài sách. Làm 2 video 20 bài đọc. Viết một đống hỏi đáp muốn đơ cả laptop. Chia sẻ loạt kĩ năng- kĩ thuật nghe. Chia sẻ memes. Đăng video giải trí. ÔI. Hôm nay cho phép Viện trưởng nghỉ sớm nha hhuhu.
p/s: một bài đăng hôm qua:
“Thật ra các bạn memer tham gia Học Viện về Anh Ngữ là đang tham gia một môn trong Học Viện Đầu Tư của mình (Phi Tuyết) đó. Anh ngữ quả thật là một món đầu tư mang về siêu lợi nhuận, làm giàu cho cuộc sống từ vật chất đến tình thần. Rồi bạn sẽ thấy. Thông qua Học Viện mình muốn các bạn làm quen luôn với thế giới đầu tư. Đầu tư không chỉ là việc bỏ tiền đâu, nhưng là bỏ thời gian, công sức và vận động trí óc nữa. Hi vọng sau khi các bạn tự tin rồi thì Anh ngữ cũng sẽ giúp các bạn có cuộc sống thật tốt như mình đang có.
Các môn khác trong Học Viện Đầu Tư ngoài ra còn có: Nghệ thuật Đọc sách và Nghệ thuật Viết lách (còn gọi tên khác là Học Viện Phù Thuỷ) và cả Thuật Kinh Doanh, Thuật Giả Kim, Thuật Tẩy Não, Thuật Biến Hình.
Khi tham gia viện Anh ngữ này các bạn cũng đang kết hợp cả nghệ thuật đọc sách lẫn thuật gỉa kim (thiền định) và thuật phù thuỷ (cách sử dụng ngôn từ) nữa đấy. Vì mình có khả năng tổng hợp và ứng dụng lý thuyết vào thực tế cao nên cũng mong muốn “truyền đạt” cho các bạn kĩ năng này nhiều nhất có thể, theo cách mềm mại dịu dàng nhất mà không quá khô khan học thuật.
Mai này khi các bạn hoàn thành khoá học (xong hết bộ tài liệu, tự tin gia nhập cộng đồng chatter quốc tế) thì các bạn đã sẵn sàng làm thế hệ F1 giúp Viện trưởng mở rộng quy mô Học Viện, lúc ấy chính thức gia nhập cộng đồng Nhà Đầu Tư Thông Minh của Viện Trưởng Phù Thuỷ này đó nha hihi cố lên!!!!”
Xin cảm ơn và xin chào Namaste tất cả những ai đã và đang đọc tới dòng này.
Tham gia với chúng mình nhé. Vui lắm!