Chuyện gì cũng có lý do – chuyện vùng miền

1. Người miền Trung nghèo khó nên ý thức về việc sử dụng, giữ gìn của cải vật chất rất mạnh. Sống ở nơi điều kiện sinh tồn hà khắc không thuận lợi phát triển cả nông – công – thương nên họ rất chăm chỉ, cần kiệm và đặc biệt là rất biết cách tính toán để sao cho cuộc sống diễn ra không bị thiếu trước hụt sau. Và chính vì cái tính giữ gìn của cải, cần kiệm, tính toán căn ke đó mà người miền Trung bị các miền khác kì thị và chê bai nhiều.

Nếu miền Trung không nghèo đến thế thì cách hành xử của họ có khác không?

2. Người miền Tây được thiên nhiên ưu đãi với nguồn đất đai trù phú từ đầu đã không phải lo cái ăn cái mặc đâm ra tính tình xởi lởi, không thích và không biết tính toán, không thích làm việc quá nhiều, không thích để dành hay bảo tồn lẫn phát huy những điều kiện tốt. Tư duy của họ là tư duy ngắn hạn không thích lo lắng căn ke nhưng lại ưa được vui chơi, giải trí, làm đẹp. Họ được các miền yêu quý vì tính tình xởi lởi, vui vẻ, hòa đồng, thành thật. Nhưng cũng chính họ bị kì thị vì con gái miền Tây quá ưa làm đẹp, đỏm dáng mà thiếu sự chăm chỉ, cần kiệm, dễ thay đổi tình cảm dựa vào các điều kiện vật chất.

Dân miền Tây sẽ thế nào nếu ngày xưa vùng đất này nghèo xơ xác?

3. Huế, nhắc đến Huế là thấy chữ buồn. Tại sao buồn? Tôi đi nhiều nơi nhưng chưa thấy nơi nào “nguội cảm xúc” cho bằng Huế, mọi thứ cứ tàn tàn bình bình chẳng cho người ta chút tình cảm gì ngoài sự bình bình đó. Vì sao? Vì Huế xưa là chốn cung đình – nơi gần các Vua Chúa quan lại. Chốn cung đình là nơi người ta phải giấu tiệt mọi cảm xúc của mình mà chỉ được vui khi Vua vui, buồn khi Vua buồn. Cả một quá trình giấu diếm cảm xúc như thế tạo nên lớp không khí vắng lặng trầm buồn đến nỗi nhắc tới Huế là đã nghe thấy chữ “buồn”. Buồn ở đây không phải vì nỗi buồn, mà là sự vắng lặng của những cảm xúc thông thường. Một cảm giác yên bình nhưng cô đơn, không thể kết nối.
Nam – nữ ở Huế toát ra cảm giác “kiêu kì” hơn các vùng khác có thể là do suy nghĩ mình từng là dân “triều đình”?

Thiết nghĩ nếu Huế xưa không từng là kinh đô thì nó có “bình bình nhàm nhàm” đến vậy?

4. Hà Nội: cơ quan đầu não – nơi mà “Vua chúa quan lại đại thần” còn nhiều hơn cả người dân. Nơi mà mọi người nhìn nhau bằng đôi mắt dò xét “nó là ai, con ông nào” trước khi tiến đến bắt chuyện. Cái nơi mà người ta phải dùng trăm phương ngàn kế để sống sót và tồn tại trong một biển những chức quyền. Cái nơi đó ai mà hiền lành chất phác thật thà cho được? Đó là nơi mà những thứ vỏ bọc, phù phiếm trở nên quan trọng hơn bao giờ. Nơi mà người ta thèm muốn chức quyền nhưng cũng khinh ghét chức quyền. Nơi mà người ta phải nịnh bợ những người họ khinh ghét và vui sướng khi được nghe nịnh bợ… Ở nơi như vậy con người làm sao mà không giả dối cho được? Và khi người ta phải sống trong cái môi trường ấy thì biết xả tức giận, oán trách, khinh thường vào đâu? Vào chửi. Từ người lớn tới con nít mở miệng là chửi, từ đàn ông đến đàn bà, thanh niên tới thiếu nữ, mở miệng là chửi… Nếu cho chọn một biệt danh tôi sẽ chọn HN là Tp Chửi Tục nhiều nhất nước VN này.

Người dân ở HN sẽ hành xử thế nào nếu HN chỉ đơn thuần là một thành phố du lịch chứ không phải cơ quan đầu não?

5. Miền bắc sát TQ nên bị ảnh hưởng văn hóa TQ, cụ thể là Khổng giáo quá nhiều nên tư tưởng cho đến nay vẫn còn nặng tinh thần Khổng giáo: trọng nam khinh nữ, trọng quân thần khinh dân đen, trọng lễ lạc hình thức, gia trưởng, bảo thủ hơn.
Miền nam từng được tiếp cận và một phần ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên tinh thần phóng khoáng, cởi mở, tự do và bình đẳng hơn.

6. Miền bắc chật hẹp tập trung quan nhiều nên giọng nói có phần to lớn lấn át người khác để tỏ cái uy của quan riết rồi cái việc nói to nó như .
Miền nam rộng rãi nhiều dân ít quan người dân sống với nhau chan hòa thân thiện hơn nên giọng nói cũng có phần nhỏ nhẹ hơn, ít trọng nghi lễ hơn.

Sơ bộ vài ví dụ để thấy rằng hoàn cảnh tự nhiên, xã hội,chính trị tác động đến văn hóa và nếp sống của người dân các vùng miền nhiều như thế nào.
VN mình nghèo, nghèo vật chất nên nghèo cả tinh thần. Cuộc sống của người dân vì bị cái nghèo chi phối mà trở nên tủn mủn, lạc hậu, tư duy thiển cận và thủ cựu cực kì.
Lý do nghèo là vì người VN không yêu thương nhau, không đoàn kết và không biết thông cảm cho nhau. Nhìn cái cách mọi người phán xét, chê bai, chỉ trích, thù hằn nhau thì biết. Lý do của những điều này thì cũng nói nhiều rồi.
– Người Việt mình không dám nói thật suy nghĩ của mình nhưng lại luôn yêu cầu người khác phải hiểu mình.
– Người Việt mình không muốn ngồi cạnh nhau vì ai cũng muốn ngồi trên đầu nhau…
cho nên
– Người Việt mình thôi đừng thù ghét nhau nữa
– Người Việt mình hãy thông cảm và yêu thương nhau đi.
– Chỉ đoàn kết với yêu thương mà còn không làm được thì làm sao mà thoát nghèo thoát hèn?

Nói thêm về người miền Trung

Người miền Trung nghèo khó nên ý thức về việc sử dụng, giữ gìn của cải vật chất rất mạnh. Sống ở nơi điều kiện sinh tồn hà khắc không thuận lợi phát triển cả nông – công – thương nên họ rất chăm chỉ, cần kiệm và đặc biệt là rất biết cách tính toán để sao cho cuộc sống diễn ra không bị thiếu trước hụt sau. Và chính vì cái tính giữ gìn của cải, cần kiệm, tính toán căn ke đó mà người miền Trung bị các miền khác kì thị và chê bai rất nhiều. Nhưng người sống trong cái nghèo mới biết tại sao họ lại như vậy. Họ đi đến các vùng miền khác và không thể hòa nhập với nếp sống của người dân vùng khác:
– Rủ họ đi chơi, đi nhậu, đi hát hò vui vẻ có thể họ sẽ từ chối vì họ không quen vui chơi, vì họ không hiểu tại sao lại phải bỏ cả đống tiền ra để hát hò vui vẻ trong khi số tiền đó có thể nuôi họ ăn cả tháng trời. Và thế là họ từ chối, khi từ chối thì họ sẽ bị gán cho cả đống tội danh: chảnh chọe, khó ưa, không hòa đồng, khó chịu, không đoàn kết…
– Họ yêu quý tài sản của họ vì nó là thứ họ không dễ có được nên bị mọi người cho là trọng vật chất, keo kiệt, căn ke…
– Họ luôn trong tình trạng tính toán mọi thứ cũng vì bị cái nghèo đeo bám quá lâu, có thể họ không muốn mất những gì họ đã vất cả mới có được, có thể họ muốn có mọi thứ một cách nhanh chóng hơn đôi khi dựa vào những cách không minh bạch. Thế là họ bị gán đủ thứ tội danh: tính toán, mưu mẹo, lừa lọc, dối trá…
Hội tụ tất cả những đặc điểm trên mà người miền Trung thường hay bị chê bai và xa lánh. Nhưng chung quy tất cả cũng chỉ vì nghèo. Tôi thầm nghĩ nếu người miền Trung mà giàu có thật giàu có thì hẳn cách hành xử của họ sẽ khác và những đức tính trên cũng không bị mọi người chê bai đến vậy.
Nhìn đi nhìn lại đất nước ta so với thế giới cũng đang trong tình trạng chẳng khác gì miền Trung so với đất nước: đều nghèo khổ.
Các bạn ghét người miền Trung thử nghĩ lại, đất nước sẽ ra sao nếu người dân mọi vùng miền đều có tính cách đặc thù như người miền Trung: quý trọng tài nguyên của cải, ý thức được cái nghèo của mình để không ngừng vươn lên, tránh xa những thú vui vô bổ, biết căn ke tính toán sao cho đất nước càng sớm thoát nghèo càng tốt… Tôi cho rằng đất nước chúng ta sẽ tốt đẹp hơn thế này…

Lại nói về Tây Nguyên – Cao Nguyên
Bạn tôi hỏi sao không viết về vùng núi – Tây nguyên tôi mới nói rằng Tây nguyên thì cũng chẳng có gì đặc biệt để viết.
Nhưng giờ xin đính chính, nếu có gì đáng đọc / cần đọc về Tây nguyên thì đó là bài này:
mời các bạn đọc
http://danviet.vn/tin-tuc/lang-mat-rung-chet-dong-bang-han-han-la-duong-nhien-670128.html

một bài vô cùng đáng đọc không chỉ nói lên các vấn đề của quá khứ mà cả hện tại, không chỉ văn hóa kinh tế mà còn giải thích được rất rất nhiều điều khác
Hãy đọc đi…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *