Từ chuyện cổ tích
Ngày xưa ở một vương quốc nọ có một vị vua rất được thần dân yêu mến. Một ngày nọ trên đường vi hành ông nhìn thấy một khúc cây to nằm án ngữ chắn ngang đường đi. Sau hồi suy nghĩ ông quyết định ẩn sau một lùm cây gần đó và theo dõi hành động của người dân đi qua trên đường. Một người, hai người, ba người… rất nhiều người đi qua đoạn đường này đều tìm cách né hoặc vượt qua khúc cây để đi tiếp. Tuyệt nhiên không một ai mảy may muốn dời khúc cây đi cả. vị vua cảm thấy buồn phiền và rất tức giận. Ngay lúc đó, một lão nông đi tới, ông vác theo những túi vải chất đầy những đồ đạc trên lưng. Lão nông đến trước khúc cây, ông đứng tần ngần một hồi rồi sau đó đặt những túi đồ trên lưng xuống. Ông khom người dùng chút sức lực còm cõi của một lão già để vần khúc cây sang mé đường. Xong xuôi ông đứng dậy, phủi tay và lại xách những túi đồ lên lưng để tiếp tục hành trình. Mọi hành động của ông vị vua đều trông thấy. Vị vua liền rời khỏi lùm cây tiến đến bên lão nông già và ban cho ông rất nhiều vàng bạc đủ sống sung sướng suốt đời.
Một câu chuyện hiện đại, chuyện về anh bán rau và chị bán thịt, chuyện này đã được lan truyền khá rộng rãi thời gian qua và chúng ta đều có thể thấy bóng hình mình trong đó.
Trong khu chợ nhỏ có một anh nông dân chuyên trồng rau để mang ra chợ bán. Anh luôn dành một khu đất nhỏ để trồng rau sạch cho gia đình mình ăn còn những luống rau luôn mơn mởn xanh tốt xung quanh được dành để bán. Những luống rau để bán luôn được tưới tắm bằng đủ các thể loại phân bón, hóa chất mỗi ngày, đương nhiên anh bán rau không muốn cho gia đình mình ăn loại rau độc hại đó. Và mỗi lần cắt rau đi bán anh lại tặc lưỡi, ai độc mặc ai, con mình không độc là được. Và ngồi cạnh anh trong khu chợ là một chị bán thịt, nhà chị ấy nuôi heo và mỗi ngày lại thịt một con để mang ra chợ bán. Tuy là nhà bán thịt nhưng thằng con chị lại rất ốm o gầy còm, nó tha thiết thèm một bữa cơm có thịt nhưng chị tuyệt đối không cho, vì chị biết mình đã làm gì với những con heo và những miếng thịt đẹp đẽ đang bày bán kia. Trong đó đầy ắp những thuốc tăng trọng, thuốc ngừa bệnh và vô vàn những loại thuốc khác nữa, làm sao chị dám để cho con mình đưa chỗ thuốc đó vào người. Thế là bữa cơm nhà chị luôn chỉ toàn rau, rau từ anh bán rau trong chợ. Một ngày như mọi ngày, hai người nói chuyện với nhau:
– Rau tôi dành phần chị đây, tươi ngon nhé. Khiếp hồn, sao nhà chị ăn rau nhiều thế?
– Ăn thịt mãi ngán lắm cậu ạ. Ăn rau cho nó mát mẻ con người.
– Cũng may nhà chị ăn rau thường xuyên nên tôi mới có tiền đổi lấy thịt cho mấy đứa nhỏ.
– Vâng, đây tôi cũng dành phần thịt sẵn cho nhà chú rồi đây.
– Tụi nhỏ nhà tôi lại chỉ thích ăn thịt, không chịu ăn rau chị ạ!
Nói rồi cả hai cùng cười hề hề, nhận lấy phần rau thịt của người kia và tiếp tục công việc của mình. Khỏi kể thì ai cũng biết, chuyện này là sáng tác, nhưng chắc chắn, nó được sáng tác hoàn toàn dựa trên những sự kiện có thật.
Chuyện hôm qua: bình rượu và tôm hùm
Hôm rồi tôi có buổi gặp gỡ và trò chuyện thú vị cùng một người anh rất giỏi giang. Trong câu chuyện dài tôi đã bị ấn tượng mạnh vs hai mẫu truyện ngắn mà anh đã kể.
Chuyện bình rượu: Một làng kia có hội, theo lệ, mỗi hộ dân trong làng sẽ mang theo một bình rượu để đổ dô một chum rượu lớn giữa đình, suốt buổi hội mọi người sẽ cùng nhau uống rượu trong chum đó. Và tất nhiên, ai ai cũng làm phận sự của mình, mỗi người khi tới hội đều xách theo một bình rượu của gia đình, tất cả lần lượt đổ rượu dô chum. Thế rồi khi khai tiệc, ai ai cũng đều được nhận một chén rượu được rót ra từ chính chum lớn. Họ chúc mừng nhau, tươi cười cụng ly và cùng nhau nâng chén uống cạn. Ngỡ ngàng làm sao mặt mọi người đều tái nhợt khi nhận ra, thứ họ vừa uống, hoàn toàn không phải rượu, mà chỉ là nước lã. Nghĩa là thứ rượu mà mọi người mang đến đổ vào chum, không hề là rượu.
Một câu chuyện nữa, hiện đại hơn. Trong một buổi họp mặt đồng niên được tổ chức cho khoảng gần chục thanh niên là bạn học lâu ngày gặp lại. Việc đầu tiên được đưa ra giải quyết là việc chi phí cho bữa ăn. Sau khi ý kiến “ai ăn gì người đó trả” bị phản đối vì nó có vẻ …không tình cảm lắm. Mọi người quyết định phương án tất cả tự gọi đồ ăn và cuối cùng hóa đơn sẽ được chia đều trên đầu người. Ai cũng hài lòng và bắt đầu gọi món cho mình. Trong khi chờ đợi đồ ăn được mang đến, mọi người nói chuyện rất vui vẻ cho tới khi nhà hàng đưa món ăn lên. Ai cũng hồi hộp và rồi bắt đầu ngỡ ngàng, khi nắp dĩa được mở ra, không ai hẹn ai, cả bàn mười người, ai cũng đều gọi tôm hùm cho mình.
Chuyện hôm nay
Facebook là một mạng xã hội tuyệt vời, tất nhiên có cả những ưu lẫn nhược điểm. Nhưng nhìn chung nó là một thế giới rất đặc biệt, rất riêng, phá vỡ mọi quy chuẩn xưa cũ về cách giao tiếp và kết nối giữa người với người, nó thu hẹp khoảng cách và làm cho thế giới phẳng hơn bao giờ hết. Rất nhiều những diễn đàn và fanpage cực kỳ bổ ích và thú vị trên này. Nhưng trong tất cả những số đó, chỉ có một trang khiến tôi nể phục nhất, chắc bạn cũng không lạ gì nó. Đó là trang fanpage Tony Buổi Sáng của một anh chàng giấu mặt mang danh tính Tony. Tôi rất thích trang này vì hai lẽ:
– Những gì dượng ấy chia sẻ đều là những thông tin bổ ích, những triết lý sống vô cùng thiết thực, hài hước mà thâm sâu, tất cả đều được rút ra từ những trải nghiệm thực tế, đôi khi thêm thắt những tình tiết lâm ly gay cấn khiến cho bất kì ai theo dõi có những tràng cười thư giãn sảng khoái, vừa lại có thêm nhiều thông tin, bài học và kiến thức, nhất nữa là nó khiến người ta phải suy nghĩ, phải ngậm ngùi, phải xấu hổ và muốn thay đổi.
– Quan trọng hơn, vượt ra ngoài khuôn khổ của một trang chia sẻ và giải trí thông thường, dượng Tony đã thật sự khơi gợi được trong lòng độc giả một khao khát mãnh liệt, thôi thúc người ta thay đổi và muốn hành động, không vì bản thân mà vì cả đất nước và cộng đồng. Có lẽ chưa có một Page nào trên FB (mà tôi biết) lại thiết thực, bổ ích, cần kíp vs xh và tuyệt vời như thế.
(đoạn này chưa viết, đại ý nói về đội gánh rau ra chợ thế giới + thất vọng quá chừng sau stt nói về ý thức của các bạn sau buổi đào tạo đầu tiên và quá sức buồn khi được tin dượng Tony k thèm đào tạo đội nữa, nhưng tin đó cũ rích r, sau khi họ xl dượng ấy lại chịu đào tạo tiếp r, phù) (mình k biết nếu mình được ở trong đội đó thì mình có khác họ k, có hành động nào hơn họ đc k, nhưng thực sự qua đó mới nhìn thấy lại đc bản thân, cũng chả khác bao nhiêu cả, buồn tợn luôn)
(rồi thì đoạn này nói về ý thức hệ, làm sao có thể thay đổi được ý thức hệ, làm sao? sào lam?)
Câu kết ngắn gọn: đừng nói gì về việc thay đổi thế giới hay đất nước, trước mắt mỗi người hãy tự thay đổi ý thức của bản thân trước, nếu như ai cũng có ý thức, một thế hệ có ý thức, một xã hội có ý thức, nhất định VN sẽ nhanh sánh vai vs các cường quốc năm châu thôi.