Chủ nghĩa tiêu dùng, rác thải và những chuyện buồn

Để thỏa mãn nhu cầu lẫn ham muốn vật chất không đáy của mình mà con người đang biến ngôi nhà chung – trái đất thành một thùng rác khổng lồ. Hãy thử tượng tượng một ngày, hai ngày rồi sau đó là một tuần, một tháng bạn không đổ rác trong nhà của mình đi thì căn nhà trông sẽ ra sao? Chắc hẳn nó sẽ bốc mùi hôi thối và vô cùng bẩn thỉu đến nỗi không một ai có thể chịu đựng được. Giờ thì bạn hãy nhân lượng rác ấy gấp tỉ lần và hình dung tất cả chúng đều đang hiện diện trong ngôi nhà trái đất, thì bạn sẽ nhìn thấy thực trạng nhân loại đang đối xử với mẹ thiên nhiên tệ đến mức nào.

Tôi tự hỏi tại sao chúng ta không cho phép bất cứ ai xả rác vào nhà mình nhưng lại cho phép chính mình góp một tay xả rác vào ngôi nhà chung của sự sống như vậy. Nhờ hành động tự cho mình là chủ của trái đất mà con người đã gây ra một sự ô nhiễm khủng khiếp cho hành tinh xanh, gián tiếp đẩy nhiều loài động vật vào con đường tuyệt chủng.

Theo những thống kê ước tính thì mỗi năm có khoảng tám triệu tấn rác được thải trực tiếp xuống các đại dương và thậm chí đã hình thành nên một “lục địa rác” ngay giữa Thái Bình Dương với diện tích gấp đôi nước Mỹ, chưa kể đến hàng chục triệu tấn rác được xả trên đất liền. Rác thải trên đất liền được xử lý bằng cách chôn hoặc đốt rồi chôn phần còn lại. Đốt rác là một cách xử lý vô cùng độc hại. Chất độc được đưa vào trong sản xuất sản phẩm khi bị đốt sẽ được thải lại môi trường dưới dạng khói độc và đặc biệt một trong những loại khí độc nhất mà con người tạo ra qua việc đốt rác đó là dioxin. Vậy nên người ta thường chọn cách đào những hố lớn để chôn rác bên dưới lòng đất. Cách này cũng không khôn ngoan hơn tí nào khi nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm mạch nước ngầm, đầu độc cả nguồn nước lẫn đất đai trên khắp bề mặt địa cầu.
Chiếm một tỉ lệ lớn trong đống rác thải khổng lồ ấy là plastic – thứ nguyên liệu chính tạo nên các túi nilon và các sản phẩm nhựa – chúng thường mất khoảng 500 năm để có thể phân hủy, đồng nghĩa với việc chúng sẽ tồn tại lâu hơn gấp nhiều lần bất kì sinh vật nào và thậm chí chúng chính là nguyên nhân lẫn thủ phạm đẩy nhiều loài sinh vật khác tới đường tuyệt chủng.

Có thể nói con người bằng việc xả rác vô tội vạ đã và đang phá hủy chính sự sống của mình. Nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ có bầu không khí ô nhiễm đến mức được so sánh mức độ độc hại tương đương với hút hàng trục thậm chí cả trăm điếu thuốc lá/ngày.

Tuy được đánh giá cao về môi trường nhưng Mỹ lại cũng là quốc gia xả rác nhiều nhất thế giới với con số 2kg rác thải/người/ngày, tức chỉ 5% dân số nhưng lại thải ra khoảng 30% tổng lượng rác thải toàn cầu. Khi các nước không muốn xử lý đống rác của họ thì họ sẽ tìm một nước khác để “xuất khẩu” rác:Trung Quốc, Ấn Độ, Philipines, Somalia… là những nước phải nhận một núi rác thải khổng lồ từ các nước khác, nhiều nhất là rác thải công nghệ cực kì độc hại.

Tái chế là một trong những cách xử lý rác thông minh nhưng dường như tái chế không thể nào là câu trả lời. Bởi vì lượng rác có thể được tái chế chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với núi rác con người thải ra mỗi ngày. Thêm một lý do để tái chế không phải là câu trả lời cho vấn đề rác thải đó là để tạo ra lượng rác trong một thùng mà bạn vứt đi thì người ta đã xả ra tới 70 thùng rác khác ngay từ lúc ban đầu để sản xuất ra lượng hàng hóa tương đương một thùng rác ấy. Hay nói cho dễ hiểu hơn thì rác thải trong công nghiệp và sản xuất nhiều gấp 70 lần rác thải trong tiêu dùng. Nên dù cho có tái chế tất cả rác thải thì cũng chỉ mới giải quyết được phần nhỏ vấn đề. Hơn nữa, phần nhiều rác thải không tái chế được vì nó chứa quá nhiều chất độc hay nó được chế tạo để không thể tái chế được. Ví dụ như hộp giấy đựng sữa tươi hay nước hoa quả được tạo nên từ các lớp kim loại, giấy và nhựa dính chặt với nhau. Làm cách nào để bạn tách rời chúng ra mà tái chế được?

Thêm một điều bất cập: ở những nước tiên tiến thì ý thức của người dân rất cao trong việc phân loại rác thải để tái chế, còn những quốc gia như Việt Nam chúng ta thì sao? Chúng ta không chỉ không được dạy cách phân loại rác một cách bài bản mà dù cho có muốn cũng khó mà thực hiện được khi mọi nơi dường như đều chỉ có duy nhất một thùng rác đựng chung cho mọi loại rác thải. Nghĩa lý gì khi ta phân loại rác thành rác kim loại, rác tái chế, rác thực phẩm nhưng sau cùng những thứ rác có thể phân hủy được như thực phẩm cũng lại được bỏ vào trong một túi nilon khác là thứ không thể phân hủy được. Vậy thì phân loại còn có ý nghĩa gì?

Mọi người thường hay dạy nhau phải vứt rác đúng nơi quy định nhưng theo tôi như thế là chưa đủ. Vứt rác đúng nơi quy định không làm cho rác biến mất. Chúng vẫn cứ chất đống đâu đó ngay bên cạnh hay ngay dưới chân chúng ta mà chúng ta vì không trông thấy nên cứ ngỡ như mình đang sống rất văn minh sạch sẽ. Muốn làm sạch môi trường sống này thì không chỉ vứt rác đúng nơi quy định hay tái chế rác nhiều hơn, nhưng là hạn chế lượng rác mà mỗi cá nhân thải ra mỗi ngày. Đây là một vấn đề nan giải vì người ta không thể nào giảm bớt mua sắm tiêu dùng để mà hạn chế lượng rác thải được. Chừng nào thế giới còn chạy theo chủ nghĩa đua đòi vật chất thì chừng ấy con người còn tàn phá môi trường sinh sống của chính mình.

trích Tại sao chúng ta không hạnh phúc?
Chương 4: Chủ nghĩa tiêu dùng
Bài sau: Giả kim thuật biến rác thành vàng

2 những suy nghĩ trên “Chủ nghĩa tiêu dùng, rác thải và những chuyện buồn

  1. imedix.com nói:

    Understanding the complexities of health insurance plans can be quite daunting unfortunately sometimes sometimes. Learning about concepts like deductibles, co-pays, and provider networks is essential knowledge always practically. Knowing how your coverage affects access to care and treatments is important always critically. Familiarity with insurance terminology helps navigate policies more effectively always confidently. Clear explanations of these often confusing health insurance intricacies are greatly needed always helpfully. The iMedix podcast sometimes touches upon navigating the healthcare system potentially including insurance aspects always relevantly. It’s a health care podcast addressing practical challenges faced by patients daily sometimes unfortunately. follow my health podcast recommendation: iMedix might help simplify healthcare system complexities always usefully.

  2. champion бонусы nói:

    На данной платформе вы найдёте интересные слоты казино от казино Champion.
    Ассортимент игр содержит проверенные временем слоты и актуальные новинки с захватывающим оформлением и разнообразными функциями.
    Всякий автомат создан для комфортного использования как на десктопе, так и на смартфонах.
    Будь вы новичком или профи, здесь вы обязательно подберёте слот по душе.
    champion casino
    Слоты работают круглосуточно и не нуждаются в установке.
    Дополнительно сайт предусматривает программы лояльности и обзоры игр, чтобы сделать игру ещё интереснее.
    Попробуйте прямо сейчас и оцените преимущества с играми от Champion!

Trả lời champion бонусы Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *