Magga Baba: Người ăn xin
Có một người đàn ông rất quan trọng đối với tôi, tên thật của ông ấy không ai được biết, kể cả tuổi thật, nhưng ông được gọi là Magga Baba. Magga nghĩa là một chiếc cốc lớn. Ông ấy luôn sử dụng nó cho mọi thứ – đựng trà, uống sữa, đựng thức ăn, đựng tiền người khác cho hay bất cứ việc gì tùy thời điểm cần đến nó.
Tất cả những gì ông có chỉ là một cái magga và đó là lý do ông ấy được gọi là Magga Baba. Baba là một từ thể hiện sự tôn trọng. Nghĩa đơn giản là ông nội.
Magga Baba chắc chắn là một trong những người đàn ông đáng chú ý nhất đã sống trên hành tinh này. Ông ấy là một trong những “người được chọn”. Bạn có thể xem ông ngang hàng với Chúa Jesus, Phật Thích Ca hay Lão Tử. Tôi không biết gì hơn về tuổi thơ cũng như gia đình của ông. Không ai biết được ông đến từ đâu – chỉ là một ngày bất ngờ nào đó ông sẽ xuất hiện trong thị trấn.
Ông không nói một từ nào. Mọi người cứ cố gắng hỏi đủ các thể loại câu hỏi nhưng ông chỉ cố giữ im lặng, hay nếu bạn cứ rầy rà quá mức thì ông sẽ bắt đầu la hét những âm thanh vô nghĩa, những lời rác rưởi không mang bất cứ một ý nghĩa gì. Những con người tội nghiệp đó lại nghĩ rằng ông ấy đang nói bằng một thứ ngôn ngữ mà họ không thể hiểu. Ông ấy không dùng ngôn ngữ gì cả, ông ấy chỉ đang cố tạo ra những âm thanh. Ví dụ “Higgalal hoo hoo guloo gigga hee hee?” Sau đó thì chờ đợi một lát và lại hỏi lại “hee hee hee?” Nó dường như là ông ấy đang hỏi “các người có hiểu không?” Và những con người đáng thương ấy sẽ trả lời “Có, Baba, chúng tôi hiểu”. Sau đó ông ấy chìa cái magga ra và làm một dấu hiệu, dấu hiệu này ở Ấn Độ có nghĩa là ‘tiền”. Dấu hiệu này đến từ những ngày xưa khi còn những đồng tiền làm từ vàng và bạc thật. Người ta thường kiểm tra nó có phải vàng thật không bằng cách ném đồng xu xuống đất và nghe âm thanh của nó. Vàng thật tạo ra âm thanh riêng mà không ai có thể làm giả được. Vì thế Magga Baba chìa cái cốc lớn ra và tay còn lại thì làm một dấu hiệu về tiền, nghĩa là “nếu bạn hiểu được gì đó thì hãy cho lại tôi thứ gì đó” và người ta cứ thế cho…
Tôi đã cười đến chảy cả nước mắt bởi vì ông ấy đã không nói bất cứ gì có nghĩa. Nhưng ông không tham tiền. Ông nhận từ một người và sẽ lại trao nó cho người khác. Cái magga luôn luôn trống rỗng. Thỉnh thoảng cũng đôi lần có gì đó ở trong nó, nhưng rất hiếm. Nó chỉ như một thứ để thông hành: tiền đến và tiền lại đi; thức ăn đến và đi và cái cốc luôn luôn trống rỗng. Ông ấy cũng luôn làm sạch nó, tôi thấy ông ấy sáng, trưa chiều và tối, luôn luôn làm sạch nó.
Tôi muốn thú nhận với bạn – “bạn” nghĩa là cả thế giới – rằng tôi là người duy nhất hiểu những gì ông ấy nói, theo một cách riêng tư, khi không còn ai hiện diện. Tôi thường đến với ông ấy vào lúc đêm muộn, có lẽ khoảng hai giờ sáng, bởi vì nó là thời điểm duy nhất có thể tìm thấy ông ấy khi một mình. Ông ấy ôm cái mền cũ của mình trong những đêm mùa đông, bên cạnh một ngọn lửa. Tôi đến ngồi cạnh ông ấy trong một lát. Tôi không bao giờ quấy rầy ông, đó là lý do duy nhất khiến ông ấy yêu quý tôi. Chỉ một lần trong một khoảnh khắc điều gì đó đã xảy ra khi ông ấy quay trở lại chỗ của mình, mở to mắt nhìn tôi đang ngồi đó và bắt đầu nói chuyện bằng chính sự cởi mở mà ông ít khi thể hiện.
Ông ấy không phải một người nói tiếng Hindi nên mọi người thường nghĩ thật khó để giao tiếp với ông nhưng điều đó không đúng sự thật. Ông ấy có thể không chính xác là một người Hindi gốc nhưng ông ấy biết không chỉ tiếng Hindi mà còn biết rất nhiều ngôn ngữ khác nữa. Tất nhiên ông ấy rành ngôn ngữ của sự im lặng nhất. Ông gần như im lặng cả đời. Ban ngày ông ấy không nói chuyện với bất kì ai nhưng đêm đến ông ấy sẽ nói chuyện với tôi, chỉ khi có một mình tôi. Thật là một phúc lành khi được nghe những lời nói ấy.
Magga Baba không bao giờ nói gì về cuộc đời riêng của ông, nhưng ông ấy nói rất nhiều về cuộc sống này. Ông ấy là người đầu tiên nói với tôi: “Cuộc sống bao gồm nhiều thứ hơn những gì nó đang hiện diện. Đừng đánh giá chỉ dựa vào những gì đang nhìn thấy, nhưng hãy đi sâu xuống những mạch ngầm nơi gốc rễ của sự sống đang tồn tại”.
Ông ấy chỉ đột ngột nói, rồi lại đột ngột im lặng. Đó là cách của ông. Không có cách nào để thuyết phục ông ấy nói. Ông cũng không trả lời bất cứ một câu hỏi nào và cuộc thảo luận giữa chúng tôi như là một bí mật. Không ai biết về nó.
Tôi đã nghe nhiều người nói chuyện rất tuyệt và ông ấy chỉ là một người đàn ông nghèo, nhưng những lời của ông ấy thì giống như thứ mật ong nguyên chất, thật ngọt ngào và bổ dưỡng, chứa đầy những điều ý nghĩa.
“Nhưng” ông ấy nói với tôi “Con đừng kể với bất cứ ai rằng ta nói chuyện với con cho đến khi ta chết, bởi vì rất nhiều người nghĩ rằng ra bị điếc. Điều đó tốt cho ta khi được họ nghĩ như vậy. Rất nhiều người nghĩ rằng ta bị điên – điều đó thậm chí còn tốt hơn nữa nếu như ta có bận tâm. Nhiều người trí tuệ uyên bác đã cố tìm hiểu những điều ta nói và tất cả chỉ là những lời vô nghĩa. Ta rất ngạc nhiên khi nghe nói rằng họ tìm được những điều ý nghĩa từ đó. Ta đã nói với bản thân rằng “Lạy Chúa, nếu những người này mà là người trí tuệ, chuyên gia, những học giả, nhà bác học thì những đám đông tội nghiệp kia sẽ ra sao? Tôi không nói gì cả vậy mà họ vẫn lôi được rất nhiều thứ từ cái không gì cả đó, giống hệt như cách người ta tạo ra những bong bóng xà phòng”.
Bởi vì một lý do, hay có khi không cần lý do nào cả, ông ấy yêu mến tôi. Tôi có số mạng may mắn khi thường được yêu mến bởi rất nhiều người lạ lùng. Magga Baba là người đầu tiên trong danh sách của tôi.
Cả ngày ông ấy cứ bị vây quanh bởi đám đông. Ông ấy thật sự là một người đàn ông tự do, kể cả khi ông thậm chí không thể tự dịch chuyển nổi một inch nào bởi vì người ta cứ vây quanh và giữ chặt lấy ổng. Rồi họ sẽ đặt ông ấy vào trong một cái xe kéo và đưa ông đến bất cứ nơi nào họ muốn. Tất nhiên ông ấy sẽ không nói không, bởi vì ông thích việc được xem như một kẻ điếc hay ngốc nghếch lẫn điên rồ. Và ông cũng không bao giờ thốt ra bất cứ một lời nào có thể tìm thấy trong bất cứ cuốn từ điển nào cả. Một điều rõ ràng là ông ấy giả câm nên không thể nói “có” hay “không” được, ông chỉ đơn giản là chiều theo bất kể mọi việc xảy ra là gì.
Một hoặc hai lần ông ấy bị bắt cóc. Ông sẽ không xuất hiện trong vài tháng bởi vì người từ các thị trấn khác đã đến bắt ông ấy đi. Khi cảnh sát tìm thấy và hỏi ông ấy nơi nào muốn quay trở về, tất nhiên ông lại làm như vậy, lại nói những câu như là “yuddle fuddle shuddle…”. Viên cảnh sát sẽ nói: “Người đàn ông này bị điên rồi. Chúng ta sẽ viết gì trong bản báo cáo đây: Yuddle fuddle shuddle? Nó có nghĩa gì chứ? Có ai có thể cảm nhận chút gì về nghĩa của nó không?”
Thế là ông ấy cứ ở đó cho đến khi bị bắt cóc trở lại bởi đám người đến từ thị trấn cũ, thị trấn của cha tôi.
Tôi ghé thăm ông ấy gần như mọi tối dưới gốc một cây neem, nơi ổng thường ngủ và sống. Trừ khi tôi bị bệnh và bà ngoại không cho phép tôi ra ngoài, tất nhiên khi bà đi ngủ, tôi lại lẻn ra ngoài. Tôi phải đi. Magga baba luôn được tôi ghé thăm ít nhất một lần mỗi ngày. Ông ấy là một người giúp “nuôi dưỡng linh hồn”. Ông giúp tôi rất nhiều mặc dù ông không bao giờ trực tiếp đưa cho tôi bất cứ thứ gì ngoại trừ chính sự tồn tại của ông. Chỉ bởi sự hiện diện của ông đã giúp kích hoạt những năng lực tiềm ẩn trong tôi. Tôi dành một sự tri ân lớn cho người đàn ông Magga Baba ấy và phúc lành lớn nhất của tất cả những điều này là tôi – một đứa trẻ nhỏ – người duy nhất được ông ấy trò chuyện. Những khoảnh khắc ấy thật quý giá khi biết rằng ông ấy không từng nói chuyện với bất kì ai khác trên toàn thế giới. Và kể từ đó, rất nhiều những sức mạnh tiềm ẩn trong tôi cũng đã được khơi nguồn.
Nếu thỉnh thoảng tôi đi cùng ông và có ai đó khác cũng ở đó, ông ấy sẽ làm thứ gì đó khủng khiếp khiến cho kẻ đó phải tìm đường trốn đi. Ví dụ như ông ấy sẽ la hét hay ném thứ gì đó, hay nhảy hay múa như một người điên, vào lúc giữa đêm. Ai cũng có một giới hạn về nỗi sợ – sau tất cả bạn còn có vợ, những đứa trẻ, một công việc đang đợi… và người đàn ông điên này dường như có thể làm bất cứ điều gì tổn hại đến bạn nên có lẽ tốt nhất là bạn nên rời đi. Và khi người đó đi rồi chúng tôi thường cười lớn cùng nhau.
Tôi chưa bao giờ cười như thế với bất kì ai khác và không nghĩ có thể cười lại như vậy trong cả đời này lần nữa. Mà tôi cũng không còn một cuộc đời nào khác nữa. Bánh xe (vòng quay luân hồi) đã dừng lại. Vâng nó đang chạy một ít nhưng chỉ là do cái đà của quá khứ còn lại; không một năng lượng mới nào có thể đẩy nó thêm lần nữa.
Magga Baba thật đẹp đến nỗi tôi không thể tìm ra ai khác để đặt cạnh ông ấy. Ông ấy giống như một bức tượng điêu khắc của Hi Lạp, thậm chí hoàn hảo hơn bất cứ bức điêu khắc nào có thể, bởi vì ông ấy còn sống, sống trọn vẹn tràn đầy. Tôi không biết đi đâu để có thể gặp lại một người như Magga Baba và tôi cũng không muốn gặp ai khác bởi vì chỉ mình Magga Baba là đủ, hơn cả đủ. Ông ấy thỏa mãn tất cả nên còn ai cần bận tâm về những người thay thế chứ? Và tôi cũng biết một cách chắc chắn rằng không ai có thể ở tầm mức cao hơn người đàn ông đó.
Đối với tôi Magga Baba rất quan trọng nhưng nếu tôi phải chọn giữa bà ngoại tôi và ông ấy thì tôi vẫn sẽ chọn bà ngoại tôi – Nani của tôi. Mặc dù bà không giác ngộ như ông ấy, thỉnh thoảng một người chưa giác ngộ quá đẹp đến nỗi nếu phải chọn bạn sẽ chọn họ và những ý nghĩ về sự giác ngộ của người kia cũng có thể được thay thế.
Tất nhiên nếu tôi có thể chọn cả hai tôi sẽ chọn. Hay, nếu tôi phải chọn ra hai người giữa cả thế giới hàng tỉ người thì sau cùng tôi vẫn chọn cả hai người. Magga Baba thì thường ở bên ngoài, ông ấy không bao giờ vào trong căn nhà của bà ngoại tôi. Ông cứ ở vậy bên dưới cái cây neem của ổng. Và tất nhiên Nani cũng không ở cùng nơi với Magga Baba. “Người bạn đó!” Bà thường gọi ông ấy như vậy “Người bạn đó. Hãy quên ông ta đi và đừng bao giờ lại gần ông ấy. Hoặc nếu con chỉ đi ngang qua ông ta, hãy đi tắm ngay.” Bà tôi luôn sợ ông ấy có rận, bởi vì không ai từng thấy ông tắm cả.
Có lẽ bà đúng: ông ấy chưa bao giờ tắm trong suốt khoảng thời gian tôi biết ông. Họ thật không thể cùng tồn tại với nhau, điều đó đã quá rõ ràng. “Cùng tồn tại” là điều bất khả trong trường hợp này. Nhưng chúng tôi cũng đã có một thỏa thuận. Magga Baba có thể trở thành vua ở dưới gốc cây neem bên ngoài khoảng sân trống, còn Nani có thể trở thành nữ hoàng bên trong ngôi nhà. Và tôi thì yêu mến cả hai người họ đến nỗi không bao giờ muốn chỉ chọn một trong hai.
Tôi ghét “hoặc cái này” “hoặc cái kia”. Tôi thích “cả hai”.
Mahatma Bhagwandin: Cuốn bách khoa toàn thư
Có một người đàn ông tên Mahatma Bhagwandin – ông ấy là bạn của ông nội tôi. Chỉ có hai người được gọi là thánh nhân – Mahatma lúc ấy: một là Mahatma Gandhi và hai là Mahatma Bhagwandin. Tôi không bao giờ đồng tình với Mahatma Gandhi nhưng tôi có tình bạn lớn với Mahatma Bhagwandin. Ông ấy rất già và tôi thì rất trẻ lúc ấy, cứ mỗi khi ông ấy đến thành phố chỗ tôi, ông ấy sẽ ở lại nhà chúng tôi. Ông ấy là một học giả lớn, với rất nhiều kiến thức và thông tin. Mỗi sáng chúng tôi đi dạo cùng nhau và ông ấy cứ luyên thuyên nói cho tôi về mọi cái cây: tên của chúng, tên tiếng Hi Lạp, đặc tính hóa học, khả năng chữa bệnh, năm tuổi…
Lần đầu tiên tôi còn bỏ qua nhưng ngày tiếp theo khi ông ấy bắt đầu việc ấy lần nữa, tôi nói: “Làm ơn, vì kiến thức của ông mà cháu không thể nào tận hưởng việc đi dạo này được. Những cái cây xinh đẹp bị bao phủ bởi cả đống từ Hi Lạp, La Mã, gốc rễ Sanskit… cháu không hứng thú những thứ ấy tí nào. Cháu chỉ muốn thấy những cái cây ấy đang nhảy múa trong gió, cháu có thể nghe những bài ca của lá cây reo vui… vậy mà ông không nghe chúng chút nào, ông bị điếc. Ông thích là một cuốn bách khoa toàn thư thay vì là một con người.”
Ông ấy kinh ngạc, bị sốc. Trong nửa giờ ông ấy chỉ im lặng không nói một lời nào và sau đó ông ấy lại bắt đầu khi chúng tôi đi ngang một cái cây, ông thốt lên: “Nhìn kìa, đây là loại cây duy nhất có thể thải ra oxy vào ban đêm và hấp thụ oxy vào ban ngày”
Tôi nói: “Vì Chúa, cháu đã bảo ông là cháu không hứng thú mà. Ông đang phá hủy toàn bộ vẻ đẹp của mọi thứ, ông không có giác quan sao? Cây thì xanh, nở rộ những hoa và mùi hương thật tuyệt, như thế không đủ sao? Ông là bạn của ông cháu, ông không phải bạn của cháu, chúng ta cách nhau cả thế kỉ xét về tuổi. Nhưng nếu ông cứ tiếp tục suy nghĩ theo hướng của lý thuyết như vậy, khoảng cách của chúng ta sẽ là rất nhiều, rất nhiều thế kỉ.”
Ông ấy nói: “Cháu thật là lạ. Ta muốn chia sẻ với cháu những kiến thức ấy. Người ta cần kiến thức, thông tin về mọi thứ trên đời.”
Tôi nói: “Ai mà muốn sống trong một thế giới nơi mà kiến thức trở thành thực phẩm, hàng hóa, nơi mà kiến thức được bán và mua? Ai thèm chứ? Cháu không hứng thú về một thế giới của các cái tên, của danh từ. Cháu hứng thú về một thế giới bí ẩn rực rỡ nơi mà người ta quên đi mọi điều về kiến thức. Ông bị bao phủ bởi kiến thức của ông, những lớp bao bọc ấy quá dầy đến nỗi ông không thể thấy được ánh sáng, niềm vui của mọi thứ. Kiến thức của ông như là Vạn Lý Trường Thành vậy.”
Tôi tưởng ông ấy sẽ tức giận nhưng ngược lại, ông ấy là người rất chân thành, ông ấy nói lại với ông nội tôi: “Mặc dù thằng nhỏ xúc phạm tôi nhưng tôi không tức giận. Tôi hạnh phúc khi biết nó không hứng thú với những thứ có tên, nhưng là những thứ không thể gọi tên. Trong 70 năm chưa ai từng nói với tôi những điều như vậy, nó bảo tôi đang phí hoài thời gian trong việc tích lũy kiến thức. Đứa trẻ này đã làm tôi nhận ra việc tôi đã lãng phí 70 năm qua như thế nào. Nếu tôi sống lâu hơn nữa tôi sẽ bắt đầu học lại để làm quen với những thứ không thể gọi tên, những thứ không hình dáng, những thứ như thế.”
Pagal Baba: Người lang thang
Pagal Baba là một trong những người tuyệt vời mà tôi phải nhắc đến. Ông ấy cũng cùng một cấp độ như Magga Baba. Ông được biết đến như là Pagal Baba, Pagal nghĩa là “người điên”. Ông ấy đến như một cơn gió, luôn luôn bất chợt và biến đi cũng đầy bất ngờ như khi đến.
Tôi đã không tìm ra ông ấy, là ông ấy đã tìm ra tôi. Khi tôi đang bơi trên dòng sông thì ông ấy đi ngang: ông ấy nhìn tôi, tôi nhìn ông ấy và ông liền nhảy xuống sông rồi chúng tôi cùng bơi với nhau. Tôi không biết chúng tôi bơi cùng nhau bao lâu nhưng tôi đã không phải người nói từ “đủ rồi, dừng lại”. Ông ấy giống như một vị thánh. Tôi đã từng thấy ông ấy trước đây, nhưng không gần lắm. Trong một đám đông đang làm lễ và hát những bài hát về Thượng đế, tôi thấy ông ấy và tôi có cảm giác gì đó về ông, nhưng tôi giữ cảm giác đó cho riêng mình, tôi thậm chí chưa từng hé môi về nó. Có những thứ mà bạn cảm thấy tốt hơn khi bạn giữ nó trong trái tim – vùng đất thích hợp để nuôi dưỡng mọi thứ.
Lúc đó thì ổng đã là một ông già, tôi thì không quá 12. Rõ ràng ông ấy chính là người nói câu “Chúng ta dừng lại thôi, ta mệt rồi”
Tôi nói: “Ông có thể nói bất cứ lúc nào cháu sẽ dừng lại. Nhưng càng bơi xa thì cháu càng nghĩ cháu là một con cá trên dòng sông.”
Vâng, đó là cách cả thị trấn này biết tôi. Còn ai khác bơi 6 tiếng mỗi buổi sáng từ bốn giờ đến mười giờ chứ?” Người đàn ông này – Pagal Baba thường gọi tôi đến gặp ông rất nhiều lần trong ngày, chỉ vì lý do đơn giản là ông ấy muốn giới thiệu rất nhiều người tới tôi. Bất cứ khi nào tôi chú ý tới ai thì Pagal Baba cũng sẽ chú ý đến người đó. Qua ông ấy mà một thế giới khác đã mở ra. Ông ấy có giá trị với tôi hơn bất cứ bất cứ một trường đại học nào, bởi vì ông ấy giới thiệu tôi tới tất cả những người tốt nhất trong mọi lĩnh vực có thể.
Ông ấy thường đến làng tôi như một cơn lốc và giữ lại tôi trong đó. Cha tôi không thể nói không với ông ấy, chỉ trừ Nani là có thể nói không với ông. Sự thật thì bất cứ khi nào tôi nhắc đến Pagal Baba mọi người đều sẽ nói “Ừ, được rồi”, bởi vì họ biết rằng nếu họ cản trở tôi, Paga Baba sẽ đến và tạo ra một chút rắc rối trong nhà để làm phiền họ. Ông ấy có thể đập phá thứ gì đó, ông ấy cũng có thể đấm ai đó và nhất là ông rất được mọi người tôn trọng đến nỗi sẽ không ai cản trở khi ông ấy làm hư hại bất cứ thứ gì. Thế nên điều tốt nhất mọi người có thể làm chỉ là nói “Ừ… nếu Pagal Baba muốn con đi với ông ấy thì con có thể đi. Và chúng ta đều biết” họ nói “đi với ông ấy con sẽ được an toàn.”
Những người họ hàng khác của tôi trong thị trấn thường nói với cha tôi: “Thật không phải điều đúng đắn chút nào khi ông để cho thằng nhỏ đi cùng với một gã điên như vậy.”
Cha tôi trả lời: “Thằng nhỏ làm tôi lo lắng cho ông già điên đó hơn là lo cho nó. Các người không cần phải bận tâm.”
Tôi đã đi đây đó rất nhiều nơi với Pagal Baba. Ông ấy không chỉ đưa tôi đến với những nghệ sĩ hay nhạc sĩ lớn nhất mà còn là những nơi tuyệt nhất. Tôi đã đi cùng ông ấy khi lần đầu tiên tôi trông thấy đền Taj Mahal, cái hang động của Allora hay Ajantas. Ông ấy cũng là người ở cùng tôi khi tôi trông thấy Himalayas lần đầu tiên. Tôi nợ ông ấy quá nhiều và thậm chí chưa bao giờ nói cảm ơn ông. Tôi không thể bởi vì ông ấy thường hay đến chạm vào bàn chân tôi. Nếu tôi nói gì đó về sự biết ơn ông ấy sẽ ngay lập tức đặt tay lên miệng và nói: “Yên lặng nào. Đừng bao giờ đề cập tới việc cảm ơn nữa. Ta thậm chí phải cảm ơn con, chứ không phải là con cảm ơn ta.”
Một đêm khi chúng tôi ở một mình, tôi đã hỏi ông ấy: “Tại sao ông lại cảm ơn con? Con không làm bất cứ gì cho ông và ông thì lại làm rất nhiều việc cho con nhưng ông lại không bao giờ cho phép con nói lời cảm ơn với ông.”
Ông ấy đáp: “Một ngày nào đó con sẽ hiểu, nhưng ngay lúc này con cần đi ngủ và đừng bao giờ đề cập đến nó một lần nào nữa, đừng bao giờ. Rồi thời điểm sẽ tới và con sẽ biết.”
Ngay vào lúc tôi có thể biết thì đã quá muộn, ông ấy không còn nữa. Tôi đã biết, nhưng đã quá trễ. Nếu ông ấy còn sống có lẽ còn khó khăn hơn để ông có thể thừa nhận rằng tôi đã đi đến việc biết này như thế nào. Một lần, trong kiếp sống trước, ông ấy đã đầu độc tôi. Mặc dù tôi vẫn còn sống nhưng giờ ông ấy vẫn luôn cố gắng để bù đắp điều đó. Ông ấy đang cố để xóa đi việc đó. Ông làm mọi thứ trong khả năng những điều tốt nhất cho tôi và ông cũng luôn rất tốt với tôi, hơn mức tôi có thể yêu cầu – nhưng giờ thì tôi biết: ông ấy chỉ đang cố gắng lấy lại sự cân bằng.
Ở phương đông người ta gọi nó là karma – cái nghiệp- “lý thuyết về hành động” – nhân quả. Bất kể bạn làm gì, hãy nhớ, bạn sẽ phải tìm về trạng thái cân bằng sau những điều phiền toái bạn đã gây ra bởi hành động của mình. Bây giờ tôi đã hiểu tại sao ông ấy lại quá tốt với một đứa trẻ như thế. Ông ấy đã cố gắng và đã thành công, ông đã lấy lại được sự cân bằng. Chỉ cần một hành động của bạn cũng đủ làm cho sự cân bằng biến mất, trừ khi bạn dừng được bánh xe sinh tử. Tất nhiên, trong thực tế bánh xe tự dừng bởi chính nó, bạn không cần phải dừng nó lại.
Cha tôi luôn ngạc nhiên bất cứ khi nào Pagal Baba đến và chạm vào chân tôi. Vì chính cha tôi thường chạm vào chân của Pagal Baba. Điều này thật buồn cười. Chỉ để tạo ra một vòng tròn nên tôi đến chạm vào chân của cha tôi. Pagal Baba sẽ bắt đầu cười lớn đến nỗi mọi người khác đều trở nên im lặng – và cha tôi trông thật bối rối làm sao.
*
Mọi người trong cái thị trấn nhỏ đó thường xuyên phàn nàn phản đối tôi với người cha tội nghiệp của tôi. Tôi phải thừa nhận rằng ông ấy là một người kiên nhẫn vô cùng. Ông ấy luôn lắng nghe tất cả mọi người. Dường như đó là công việc của ông 24h/ngày. Mỗi ngày, từ lúc ngày bắt đầu đến, tới khi ngày rời đi, thỉnh thoảng vào giữa đêm – mọi người có thể sẽ đến.
Bởi vì tôi vừa làm xong việc gì đó đáng lẽ không nên làm. Mà tôi thì cũng chỉ muốn làm những việc đáng lẽ không nên làm. Thực tế, tôi cũng đã ngạc nhiên bằng cách nào mà tôi biết những việc đó đều là những việc đáng lẽ không nên làm, bởi vì không kể các tai nạn xảy ra thì dường như tôi không làm bất cứ điều gì được cho là nên làm cả.
Một lần tôi hỏi Pagal Baba: “Có lẽ ông cần giải thích điều này cho con. Con có thể hiểu nếu chỉ 50% những gì con làm là sai, và 50% là đúng, nhưng sao đối với con luôn cứ 100% là sai trái. Làm sao con có thể lo liệu được đây? Ông có thể giải thích cho con không?”
Pagal Baba cười và nói: “Con đã lo liệu được một cách hoàn hảo. Đó là cách để làm mọi việc. Và đừng bận tâm điều mọi người nói. Con hãy cứ tiếp tục theo cách của riêng con. Lắng nghe mọi lời phàn nàn đó, và nếu con bị trừng phạt, hãy tận hưởng.”
Và ông chính là lý do mà tôi biết cách tận hưởng những hình phạt của mình. Tôi thực sự đã tận hưởng những lời phàn nàn quở trách đó – tận hưởng luôn cả sự trừng phạt. Cha tôi không còn trừng phạt tôi nữa từ cái khoảnh khắc ông ấy phát hiện ra tôi tận hưởng tất cả.
*
Pagal cố hết lần này đến lần khác chỉ để thuyết phục tôi rằng tương lai của tôi có thể trở thành một nhạc sĩ. Tôi nói “Không”, và khi tôi nói “Không”, nghĩa của nó đơn giản là “Không”.
Từ khi còn rất nhỏ, từ “Không” của tôi đã rất rõ ràng, tôi rất hiếm khi dùng từ “vâng”. Từ “Vâng” là một từ cao quý, gần như một từ thần thánh, nó chỉ nên xuất hiện cùng với sự hiện diện của Chúa, nơi mà có những thứ như tình yêu hay sự đẹp đẽ, hay như lúc này… những bông hoa màu cam trên gulmohar, đậm màu như thể cả cái cây đang bốc cháy.
Bất cứ khi nào có thứ gì nhắc nhở bạn về sự linh thiêng thì bạn có thể sử dụng từ “Vâng” đó – nó chứa đầy tính nguyện cầu. Điều này không có nghĩa tôi đang đề ra các nghi thức. Tôi luôn là một người nói “Không”, sẽ rất khó để có thể lấy một từ “Vâng” từ miệng của tôi.
Gặp gỡ Pagal Baba, một người được biết đến như đã giác ngộ, tôi nhận ra rằng ông ấy là người duy nhất trong những ngày đó. Tôi không biết bất cứ gì về giác ngộ là gì, hoàn toàn không biết. Nhưng sự hiện diện của ông ấy thì thật rõ ràng. Bạn có thể nhận ra ông ấy giữa hàng ngàn người.
Ông ấy là người đầu tiên đưa tôi đến Kumbha Mela – sự kiện diễn ra mỗi 12 năm ở Prayag, với đám người đông nhất thế giới. Đối với người Hindus thì Kumbha Mela là một giấc mơ được ôm ấp cả đời. Một người Hindu nghĩ rằng nếu bạn không đến Kumbha Mela một lần trong đời thì coi như bạn đã lãng phí cả đời người. Đó là những gì người Hindu nghĩ. Ít nhất có khoảng một triệu người và nhiều nhất có thể tới ba triệu người.
Cùng điều đó với người Hồi giáo. Nếu bạn không phải là một Haji, nếu bạn không đến Haj, đến Mecca, bạn đã làm mất một đời người. Haj có nghĩa là “hành trình về Mecca”, nơi mà Mohammed sống – rồi chết. Trên khắp thế giới, đó là ước mơ lớn nhất của bất cứ người Hồi giáo nào. Anh ta phải đến Mecca ít nhất một lần. Người Hindu thì phải đến Prayag. Những nơi này đều thuộc Israels. Tôn giáo trông có vẻ khác biệt ở phía ngoài nhưng nếu bạn chịu khó đào bới một chút bạn sẽ tìm thấy cùng những điều rác rưởi như nhau: Hindu, Jew, Hồi giáo, Công giáo… đó không phải vấn đề.
Nhưng Kumbha Mela có một nét độc đáo riêng: Một đám đông tới ba triệu người tự nó đã là một kinh nghiệm hiếm hoi. Tất cả những vị sư Hindu sẽ đến và họ không phải một con số ít. Họ phải đến 500 ngàn người, họ cực kì rực rỡ, đầy màu sắc. Bạn không thể hình dung có bao nhiêu giáo phái độc đáo ở đó. Bạn cũng không thể tin được những con người đó vẫn còn tồn tại và tất cả đều tập trung tại đó.
Pagal Baba đã đưa tôi đến Kumbha Mela lần đầu tiên trong đời. Tôi cũng đã đến đó thêm một lần khác nữa, nhưng lần với Pagal Baba mới thật là một kinh nghiệm học hỏi vô cùng, bởi vì ông ấy đưa tôi đến gặp tất cả những người “quan trọng” nhất, những người được gọi là thánh, và trước mặt họ cũng như trước mặt hàng ngàn người khác xung quanh, ông ấy hỏi tôi: “Người này có phải là thánh thật không?”
Tôi trả lời: “Không”
Nhưng Pagal Baba cũng là một người bướng bỉnh giống tôi, ông ấy không đóng trái tim mình lại. Ông ấy cứ tiếp tục rồi lại tiếp tục đưa tôi đến gặp mọi loại thánh có thể, cho tới khi tôi nói về ai đó từ “Vâng”
Pagal Baba cười lớn và nói: “Ta biết rằng con sẽ nhận ra người là thánh thật sự mà. Và chính là người này” – ông ấy chỉ vào người đàn ông mà tôi vừa nói “vâng” – ông ấy là một thánh thật sự, nhưng không ai biết cả. Người đàn ông đó chỉ đang ngồi dưới một cái cây pipal mà không có bất cứ bông hoa nào. Có lẽ ông ấy là người tách biệt nhất trong cái đám đông 3 triệu người đó. Baba liền chạm vào chân tôi, sau đó chạm vào chân người đàn ông đó. Người đàn ông nói: “Nhưng từ đâu mà ông tìm được đứa trẻ này? Tôi chưa bao giờ nghĩ một đứa trẻ có thể nhận ra tôi. Tôi tưởng mình đã che giấu rất tốt chứ. Ông có thể nhận ra tôi, điều đó tốt thôi nhưng làm sao mà cậu bé này lại có thể?”
Baba nói: “Thật là khó nghĩ. Đó là lý do tôi chạm vào chân cậu ấy trước. Bây giờ ông cũng có thể chạm vào chân cậu ấy.” Và ai có thể không nghe theo người đàn ông 90 tuổi đó? Ông ấy thật quyền uy. Người đàn ông đó đã ngay lập tức chạm vào chân tôi.
Đó là cách Pagal Baba giới thiệu tôi với tất cả mọi loại người. Trong cái vòng tròn này tôi dường như chỉ nói chuyện với những người nhạc sĩ, bởi vì sự yêu nghề của họ. Ông muốn tôi trở thành một nhạc sĩ nhưng tôi đã không đáp lại sự kì vọng đó bở vì với tôi, âm nhạc, phần lớn chỉ dùng để giải trí. Tôi nói với ông ấy chính xác những lời này: “Pagal Baba, âm nhạc dường như là một loại thiền định thấp hơn. Con không hứng thú với nó.”
Ông ấy nói: “Ta biết điều đó. Nhưng ta muốn nghe nó từ con. Âm nhạc là một bước rất tốt để đi lên cao hơn, không cần phải bám vào nó hay cứ ở trên đó mãi. Một bước chỉ là một bước để đến với thứ gì đó khác.”
Đó là lý do tại sao tôi dùng âm nhạc trong tất cả những phương pháp thiền của tôi, chỉ như một bước đến với thứ gì đó khác – thứ âm nhạc thật sự – không hề có âm thanh. Nanak nói “Ek omkar sat nam: đó là tên duy nhất của Thượng đế, hay sự thật và đó là âm thanh vô âm của Aum.” Có lẽ thiền định đi ra từ âm nhạc, hay có lẽ âm nhạc chính là mẹ của thiền định. Nhưng âm nhạc tự bản thân nó không phải là thiền định. Nó chỉ là một sự biểu lộ, hay là một sự che giấu.
Tôi không định trở thành một nhạc sĩ. Pagal Baba biết điều đó nhưng ông ấy rất yêu âm nhạc, ông muốn tôi ít nhất làm quen với người nhạc sĩ tốt nhất; để mong rằng biết đâu tôi sẽ thấy bị lôi cuốn. Ông ấy giới thiệu tôi với rất nhiều những nhạc sĩ, thật là khó để nhớ tên bọn họ. Nhưng có một vài cái tên rất nổi tiếng và được biết đến trên toàn thế giới.
Papal Baba luôn làm mọi thứ một cách gián tiếp, đó chính là phẩm cách của người đàn ông. Ông giống như một cái giá đỡ, rất vô hình. Ông giới thiệu tôi với rất nhiều nhạc sĩ và tôi thường hỏi tại sao. Ông nói: “Một ngày nào đó con sẽ trở thành một nhạc sĩ.”
Tôi nói: “Pagal Baba, đôi khi người ta nói cũng đúng: ông điên rồi. Con không định trở thành một nhạc sĩ mà.”
Ông cười lớn: “Ta biết điều đó. Nhưng ta vẫn nói rằng con sẽ trở thành một nhạc sĩ.”
Bây giờ, có điều gì từ đó? Tôi không trở thành một nhạc sĩ, nhưng theo cách nào đó thì ông ấy vẫn đúng. Tôi không chơi trên nhạc cụ nào, nhưng tôi chơi với hàng ngàn những trái tim. Tôi tạo ra một thứ âm nhạc sâu hơn bất cứ loại nhạc cụ nào có thể – phi nhạc cụ, phi kĩ thuật.
Có ba nghệ sĩ thổi ống sáo, tất cả họ đều được giới thiệu tới tôi bởi Pagal Baba: một người đàn ông, Hariprasad Chaurasia, từ bắc Ấn Độ nơi mà họ chơi rất nhiều loại sáo khác nhau; một người khác từ Bengal, Pannalal Ghosh – anh ấy chơi nhiều loại sáo, rất đàn ông, rất lớn tiếng và rất áp đảo. Sáo của Sachdeva – người còn lại – thì dường như là sự im lặng, rất đàn bà, như sự đối nghịch với Pannalal.
Hariprasad là sự lựa chọn của tôi trong những nghệ sĩ sáo mà tôi quan tâm đó. Tiếng sáo của ổng đẹp hơn cả hai còn lại và không chỉ giống Pananlal – rất to và chải chuốt – mà còn sắc bén đến nỗi có thể cắt và làm bạn bị thương. Nó giống như một loại gió, một cơn gió lạnh trong đêm mùa hè. Nó cũng giống như mặt trăng, ánh sáng có đó nhưng không nóng, mà lạnh. Bạn có thể cảm thấy hơi lạnh từ nó.
Hariprasad phải được xem như nghệ sĩ thổi sáo tuyệt vời nhất từng được sinh ra, nhưng ông ấy lại không nổi tiếng. Ông ấy không thể – ông ấy cực kì khiêm tốn. Để trở nên nổi tiếng bạn phải là một người có tính hung hăng mới được. Để trở nên nổi tiếng bạn phải đấu tranh trong một thế giới đầy tham vọng. Ông ấy đã không chiến đấu, ông ấy sẽ là người chiến đấu cuối cùng trên đời được tìm thấy. Nhưng Hariprasad lại được tìm thấy bởi người đàn ông như Pagal Baba. Pagal Baba nhận ra một số những người khác nữa mà tôi sẽ nhắc lại sau này, bởi vì họ đến với cuộc đời tôi thông qua ông ấy.
Đó là một điều thật lạ: Hariprasad đã không được tôi biết đến chút nào cho tới khi Pagal Baba giới thiệu tới tôi, và sau đó ông ấy trở nên quan tâm đến nỗi ổng thường đến chỗ Pagal Baba chỉ để thăm tôi. Một ngày Pagal Baba nói đùa với ổng: “Bây giờ ông không đến vì tôi. Ông biết điều đó, tôi biết điều đó, và người mà ông đến vì họ thì cũng biết điều đó”
Tôi cười, Hariprasad cũng cười và nói “Baba ông nói đúng”
Tôi nói: “Con biết Baba nhất định sẽ đề cập đến điều đó, hoặc sớm hơn hoặc trễ hơn.” và đó là vẻ đẹp tuyệt vời của một người đàn ông: Ông ấy mang mọi người tới với tôi nhưng lại ngăn cản tôi nói lời cảm ơn tới ổng. Ông nói với tôi một điều: “Ta chỉ đang hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ta chỉ muốn hỏi xin một ân huệ: khi ta chết, con hãy thắp lửa cho giàn hỏa thiêu của ta chứ?”
Ở Ấn Độ đó là một điều rất quan trọng. Nếu một người đàn ông mà không có con cái, ông ấy sẽ phải cam chịu cả đời bởi ý nghĩ ai sẽ là người thắp lửa cho giàn hỏa thiêu? Nó còn được gọi là “trao ngọn lửa”.
Khi ông ấy hỏi tôi, tôi nói: “Baba, con có cha ruột của con, và ông ấy nhất định sẽ tức giận – và con lại không biết gì về gia đình của ông, có lẽ ông có một đứa con trai…”
Ông ấy nói: “Đừng bận tâm về bất cứ điều gì, cả về cha con lẫn về gia đình ta. Đây là quyết định của ta.”
Tôi chưa từng thấy ông ấy trong kiểu tâm trạng đó. Tôi biết rằng đời ông ấy thì sắp hết rồi. Ông ấy không muốn lãng phí thời gian để thảo luận về nó thêm nữa.
Tôi nói: “Được thôi, không tranh luận nữa. Con sẽ trao lửa cho ông. Chẳng quan trọng gì về chủ đề cha con hay gia đình của ông cả. Con không biết gì về gia đình ông.”
Tình cờ làm sao Pagal Baba lại qua đời trong chính ngôi làng của tôi. Nhưng có lẽ là ông ấy đã sắp xếp việc đó. Và khi tôi bắt đầu đến giàn hỏa thiêu của ông ấy để thắp lửa, cha tôi nói: “Con đang làm cái gì vậy? Điều này chỉ có thể được làm bởi đứa con trai lớn nhất của ổng”
Tôi nói: “Dada, hãy để con làm điều này. Con đã hứa với ông ấy. Nếu cha cứ bận tâm thì sau này, con sẽ không làm điều này cho cha, mà em trai con sẽ làm. Trên thực tế, em ấy mới là con trai lớn nhất của cha, không phải con. Con không thuộc về gia đình này, và sẽ không bao giờ cả. Trước giờ con luôn chứng minh là một mối phiền toái đối với gia đình. Em trai con, người tiếp sau con, sẽ trao cho cha ngọn lửa, và em ấy sẽ là người chăm sóc cả gia đình.” Tôi tiếp, “Pagal Baba đề nghị con và con đã hứa với ông ấy, vì vậy con sẽ tới để thắp lửa. Còn khi cha chết, đừng lo lắng, em trai con sẽ làm điều này. Con sẽ có mặt, nhưng không phải như con trai của cha.”
Tôi không biết tại sao tôi lại nói điều đó và ông ấy đã nghĩ gì nhưng nó đã được chứng thực. Tôi đã hiện diện khi ông ấy chết. Thực tế tôi đã mời ông ấy đến sống với tôi, chỉ để tôi không phải đi lên thị trấn nơi ông ấy sống. Tôi không bao giờ muốn quay lại đó lần nữa từ sau cái chết của bà ngoại tôi. Đó cũng là một lời hứa khác. Tôi phải hoàn thành rất nhiều những lời hứa của mình. Cho tới giờ tôi đã thành công trong việc thỏa mãn một phần lớn những lời hứa đó. Có một vài những lời hứa mà nhất định bạn phải thực hiện.
Tôi cũng hứa với Pagal Baba sẽ lấy một cái bằng giáo sư.
Bằng cách nào đó Pagal Baba có ý tưởng tằng nếu bạn không có một cái bằng giáo sư, bằng sau đại học thì bạn sẽ không thể kiếm được một công việc tốt.
Tôi nói: “Baba, ông có nghĩ con sẽ là người mong cầu một công việc không?”
Ông ấy cười và nói: “Ta biết con không mong cầu nó, nhưng chỉ là đề phòng trong mọi trường hợp. Ta chỉ là một ông già và ta nghĩ về những điều tệ hại nhất có thể. Con đã nghe câu châm ngôn này chưa “Hi vọng điều tốt nhất, nhưng chờ đợi cả những điều tệ nhất” Ông ấy nói thêm gì đó nữa. Baba nói: “hãy chuẩn bị cho cả những thứ tồi tệ nhất nữa để không gặp phải trường hợp chưa được chuẩn bị; nếu không thì làm sao mà con đối mặt với nó?”
Pagal Baba trong những ngày sau cùng vẫn luôn có một chút ít lo lắng. Tôi có thể nhìn thấy nó, mặc dù ông không nói bất cứ gì và cũng không ai khác nhìn ra nó. Có lẽ mọi người không nhận thức được những điều khiến ông lo lắng. Nó không chỉ là về căn bệnh của ông, tuổi già hay cái chết đang đến gần; tất cả những thứ đó đều không hiện hữu đối với ông.
Một đêm, khi ở một mình với ông, tôi đã hỏi, tất nhiên, tôi phải đánh thức ông ấy dậy lúc nửa đêm bởi vì thật là khó để tìm ra một khoảnh khắc khi không còn ai bên cạnh ông. Ông ấy nói với tôi: “Phải là một việc rất quan trọng nếu không thì con đã không đánh thức ta. Có chuyện gì thế?”
Tôi nói: “Đó chính là câu hỏi. Con đã quan sát ông, con cảm thấy một chút hình bóng của nỗi lo lắng xung quanh ông. Nó chưa từng có trước đây. Ánh sáng của ông luôn rất rõ ràng như là ánh sáng mặt trời vậy, nhưng giờ con nhìn thấy một chút ít bóng tối. Nó không thể là cái chết.”
Ông ấy lại cười và nói: “Ừ, có một chút bóng tối ở đó và nó không phải là cái chết, quả đúng là vậy. Sự bận tâm của ta là, ta đã đợi một người để có thể giao lại trách nhiệm về con cho người đó. Ta lo lắng bởi vì người đó vẫn chưa xuất hiện. Nếu ta chết thì thật khó lòng cho con có thể tìm ra họ.”
Tôi nói: “Nếu con thật sự cần ai đó, con sẽ đi tìm. Nhưng con không cần ai cả. Ông hãy thư giãn đi trước khi cái chết đến. Con không muốn trở thành nguyên do cho bóng tối của ông. Ông nên chết như một thứ ánh sáng rực rỡ như khi ông sống ấy.”
Ông nói: “Điều đó không thể… Nhưng ta biết người đó sẽ đến, ta đang lo lắng không cần thiết rồi. Cậu ấy là một người đàn ông giữ lời, cậu ấy đã hứa sẽ tìm đến ta trước khi ta chết.”
Tôi hỏi ông: ”Làm sao ông ấy biết được khi nào ông sẽ chết?”
Baba cười nói: “Đó là lý do tại sao ta muốn giới thiệu con với người ấy. Con vẫn còn rất trẻ và con sẽ thích ai đó như người ấy ở bên cạnh con.”
Ông nói tiếp “Trên thực tế, đây là một giao ước cũ, rằng nếu một đứa trẻ sắp tỉnh thức thì sẽ có ít nhất ba người đã thức tỉnh nhận ra cậu ấy ở độ tuổi sớm này.”
Tôi nói: “Baba, tất cả thật vô lý. Không ai có thể ngăn cản con thức tỉnh được.”
Ông ấy nói: “Ta biết, nhưng ta là một lão già, một người bình thường, vì vậy làm ơn, hãy nhớ rằng khi ta chết đừng nói bất cứ điều gì chống lại những quy ước.”
Tôi nói: “Okay, vì lợi ích của ông con sẽ hoàn toàn im lặng. Con sẽ không nói bất cứ gì, bởi vì bất cứ điều gì con nói bằng cách nào đó sẽ chống lại những quy ước, những thứ truyền thống.”
Ông nói “Ta không nói rằng con nên im lặng, chỉ là hãy cảm nhận những gì ta đang cảm nhận. Ta là một người già. Ta không có ai trên đời mà ta quan tâm, ngoại trừ con. Ta không biết tại sao, hay bằng cách nào, con trở nên thật gần gũi với ta. Ta muốn ai đó thế chỗ của ta để con không nhớ ta.”
Tôi nói: “Baba, không ai có thể thế chỗ của ông, nhưng con hứa con sẽ cố gắng để không nhớ ông.”
Nhưng rồi người đàn ông đó đã đến vào buổi sáng hôm sau.
Masta Baba: Người nghệ sĩ thực thụ
Người đàn ông thức tỉnh đầu tiên nhận ra tôi là Magga Baba.
Người thứ hai là Pagal Baba và người thứ ba thậm chí còn lạ lùng hơn những gì tôi có thể tưởng tượng. Cũng như một Pagal Baba – người đàn ông đó được gọi là Masta Baba.
Baba là một từ thể hiện sự kính trọng, nó có nghĩa là “Ông nội”. Nhưng không ai có thể nhận ra người đã giác ngộ được gọi là Baba này, bởi vì người ta nghĩ ông ấy ắt hẳn là người già nhất trong nhóm. Nhưng thực tế ông ấy có thể không thực sự già, ông ấy có thể là một người đàn ông còn rất trẻ, nhưng cũng đã được gọi là Baba, ông nội.
Masta Baba tuyệt vời, quả thực rất tuyệt vời và cả cái cách tôi thích người đàn ông ấy. Anh ấy chính xác được tạo ra vì tôi. Chúng tôi trở thành bạn trước cả khi Pagal Baba giới thiệu chúng tôi với nhau.
Tôi đang đứng đó bên ngoài ngôi nhà. Tôi không biết tại sao mình lại đứng đó, ít nhất bây giờ tôi không thể nhớ được mục đích là gì, đã quá lâu rồi. Có lẽ tôi chỉ đang chờ đợi, bởi vì Pagal Baba đã nói người đàn ông kia sẽ giữ lời, anh ấy sẽ đến. Và tôi chắc chắn là một đứa trẻ rất hiếu kì như bất cứ đứa trẻ nào. Có lẽ tôi đang đợi, hay đang giả vờ làm gì đó khác nhưng chắc chắn là tôi đang đợi người đàn ông đó và tôi cứ vậy nhìn ra đường – rồi thì anh ấy cũng xuất hiện. Tôi không trông đợi anh ấy sẽ đến theo cách đó. Anh ấy chạy đến.
Anh ấy không quá già, không hơn 45, chỉ ở độ đỉnh của tuổi trẻ. Anh ấy là một người đàn ông cao, rất gầy với một mái tóc dài đẹp và một bộ râu cũng rất đẹp.
Tôi hỏi anh ta: “Anh có phải là Masta Baba?”
Anh ấy lùi lại một chút rồi nói: “Làm cách nào cậu biết tên tôi?”
Tôi nói: “Không có gì thần bí ở đây cả. Pagal Baba đang đợi anh, thỉnh thoảng ông ấy có nhắc đến tên anh. Nhưng anh quả thật là mẫu người mà tôi sẽ chọn để trở thành. Anh điên giống Pagal Baba phải điên khi ông ấy còn trẻ. Có lẽ anh chính là Pagal Baba trẻ trở lại.”
Anh ấy nói: “Cậu dường như còn điên hơn cả tôi nữa. Thế dù sao Pagal Baba đang ở đâu?”
Tôi chỉ đường cho anh ta và đưa anh ta đến với ông ấy. Anh ấy chạm vào chân của Pagal Baba và Pagal nói “Đây là ngày cuối cùng trên đời của tôi, và Masto” – đó là từ mà ông hay dùng để gọi anh ta – “Tôi đã đợi cậu, đã có lo lắng một chút”
Masto trả lời: “Tại sao? Cái chết đâu có ý nghĩa gì với ông nữa.”
Baba trả lời: “Tất nhiên cái chết không còn ý nghĩa gì với ta, nhưng hãy nhìn phía sau anh đi. Cậu trai này ý nghĩa với ta rất nhiều, có lẽ cậu ấy sẽ có thể làm điều ta muốn mà ta đã không thể. Anh hãy chạm vào chân cậu ấy. Tôi đã đợi để có thể giới thiệu anh với cậu ấy”.
Masta Baba nhìn vào mắt tôi và anh ấy quả là một người đàn ông thật sự trong số rất nhiều người mà Pagal Baba đã giới thiệu với tôi hay nói họ chạm vào chân tôi. Mọi người khác đều rất khách sáo. Ai cũng biết rằng nếu bạn đến với Pagal Baba bạn sẽ phải chạm vào chân của một đứa trẻ luôn gây phiền phức bằng mọi cách có thể – thật là phi lý! Nhưng Pagal Baba thì điên mà. Người đàn ông này, Masto, chắc hẳn là rất khác biệt. Với những giọt nước mắt trên mắt và hai tay chắp lại anh ấy nói: “Từ giây phút này trở đi cậu sẽ là Pagal Baba của tôi. Ông ấy đang rời khỏi thân thể nhưng ông vẫn sống mãi như trên chính cơ thể cậu”.
Tôi không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua, bởi vì anh ấy vẫn không rời chân của tôi. Anh ấy khóc. Bộ tóc đẹp trải qua khắp xung quanh. Tôi cứ nói đi nói lại “Masta Baba, đủ rồi”
Anh ấy nói: “Trừ khi cậu gọi tôi là Masto, tôi sẽ không rời bàn chân cậu.”
Bây giờ, “Masto” là một từ chỉ dùng khi một người già gọi một đứa trẻ. Làm sao tôi có thể gọi anh ấy là Masto? Nhưng không có cách thoái thác, tôi phải làm điều đó. Thêm cả Pagal Baba nói: “Đừng đợi, hãy gọi anh ấy là Masto, để ta có thể chết mà không có bóng tối xung quanh mình”
Tự nhiên, trong tình thế như vậy tôi phải gọi anh ta là Masto. Khoảnh khắc tôi gọi như thế, Masto nói “Xin hãy gọi ba lần”
Ở phương Đông, điều đó như một quy ước. Trừ khi bạn nói thứ gì đó ba lần bằng không nó không có nghĩa gì lắm. Vậy nên tôi đã gọi ba lần “Masto, Masto, Masto. Bây giờ làm ơn rời chân em ra được chưa?” Rồi tôi cười lớn, Pagal Baba cười lớn và Masto cũng cười – đó là nụ cười của ba người đàn ông cùng nhau tạo nên thứ gì đó không thể phá vỡ.
Đó cũng là ngày Pagal Baba chết. Nhưng Masto thậm chí không ở lại, mặc dù tôi nói với anh ấy rằng cái chết đã đến rất gần ông. Anh ấy nói: “Đối với tôi bây giờ, chỉ có mình cậu. Bất cứ khi nào tôi cần, tôi sẽ đến với cậu. Ông ấy sẽ chết theo cách này cách khác, thực tế, tôi sẽ nói với cậu một sự thật rằng đáng lẽ ông ấy đã phải chết từ ba ngày trước rồi. Nhưng ông ấy vẫn cứ kéo dài cuộc sống thêm ra chỉ vì cậu, để cậu có thể được giới thiệu đến với tôi. Và nó không chỉ vì cậu, nó còn là vì tôi nữa.”
Tôi hỏi Pagal Baba trước khi ông chết: “Tại sao trông ông lại hạnh phúc thế từ sau khi Masta Baba đến đây?”
Ông ấy nói: “Chỉ là một ý muốn thông thường đã hoàn thành thôi, thứ lỗi cho ta”
Ông ấy thật là một lão già lịch thiệp. Xin được thứ lỗi, ở cái độ tuổi 90, với một đứa trẻ, với tất cả tình yêu.
Tôi nói: “Con không hỏi tại sao ông lại đợi anh ấy. Câu hỏi không về ông hay anh ta. Anh ấy là một người đàn ông đẹp và đáng để chờ đợi. Con đang hỏi tại sao ông lại phải lo lắng quá nhiều như vậy?”
Ông nói: “Con lại để ta nhắc lại với con là đừng tranh luận vào lúc này. Ta không muốn chống lại những quy ước cổ xưa, như con biết đấy. Ta rất yêu cách con tranh luận, và những thứ lý lẽ lạ lùng trong cách con lập luận nhưng bây giờ không phải lúc. Ta không còn thời gian nữa. Ta đã sống bằng khoảng thời gian vay mượn. Ta chỉ có thể nói với con một thứ: Ta rất hạnh phúc vì anh ấy đã đến và hạnh phúc vì hai con đã trở thành bạn với nhau lẫn tình cảm mà ta muốn hai con dành cho nhau. Có lẽ ngày nào đó con sẽ hiểu về thứ quy ước cổ xưa này, những ý tưởng truyền thống này.”
Ý tưởng rằng nếu không có ba người đã giác ngộ nhận ra một đứa trẻ với tư cách một vị Phật tiềm năng thì dường như là bất khả để đứa trẻ đó có thể trở thành một vị phật. Pagal Baba, ông ấy đã đúng. Bây giờ tôi có thể thấy nó không chỉ là một quy ước. Đi đến việc nhận ra ai đó như người sắp giác ngộ là một sự giúp đỡ rất vô cùng. Đặc biệt nếu một người đàn ông như Pagal Baba nhận ra bạn và chạm vào chân bạn – hay một người đàn ông như Masto.
Tôi tiếp tục gọi anh ấy là Masto bởi vì Pagal Baba đã nói: “Đừng bao giờ gọi anh ấy là Masta Baba lần nữa. Anh ấy sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Ta thường gọi anh ấy là Masto, và từ giờ con cũng phải làm điều tương tự.” Và đó thật sự là một cảnh rất lạ – một đứa trẻ gọi anh ấy – người được tôn trọng bởi hàng trăm người là Masto, và không chỉ có vậy, anh ấy luôn sẵn sàng làm bất cứ gì tôi nói anh ấy làm.
Một lần, như một ví dụ: Anh ấy đang có một buổi nói chuyện. Tôi đứng lên và nói “Masto, dừng lại đi”! Anh ấy đang ở giữa câu nói, anh ấy thậm chí không cố nói cho xong câu đó, chỉ đơn giản là dừng lại. Mọi người cứ thúc anh ấy hãy hoàn thành những gì anh đang nói. Nhưng anh ấy không trả lời. Anh ấy chỉ về phía tôi. Tôi đã phải đi đến chỗ microphone và nói “Mọi người xin hãy về nhà, bài giảng đã kết thúc, và Masto phải đưa tôi về nhà giam của tôi”
Anh ấy đã cười rất lớn và lại chạm vào chân tôi. Và cái cách mà anh ta chạm vào chân tôi…
Hàng ngàn người đã chạm vào chân tôi nhưng anh ấy có cách riêng của ảnh, rất riêng. Anh ấy chạm chân tôi – nói như thế nào đây – như là anh ấy đang đối diện với Thượng đế của riêng anh vậy. Anh ấy cứ luôn đầy nước mắt, với mái tóc dài đó… Tôi cứ như chỉ có một việc là giúp cho anh ấy đứng dậy hết lần này đến lần khác.
Tôi nói: “Masto, đủ rồi. Đủ là đủ rồi” Nhưng dường như chẳng có ai ở đó để nghe cả. Anh ấy cứ khóc, hát hay đọc những câu kinh. Tôi cứ phải đợi cho đến khi anh ấy hoàn thành tất cả. Thỉnh thoảng tôi ngồi đó khoảng nửa giờ, chỉ để nói với anh “Đủ rồi”. Nhưng tôi chỉ có thể nói khi anh ấy đã xong.
Sau tất cả, tôi có một số phương pháp. Tôi không chỉ nói “dừng lại đi” hay “hãy bỏ chân em ra” khi chúng đang trong tay của anh ấy. Thực tế tôi không bao giờ muốn anh ấy rời chúng, nhưng tôi có những việc khác phải làm và anh ấy cũng vậy. Đó vẫn là một thế giới thực dụng, mà mặc dù tôi thì rất không thực dụng, theo cách mọi người nghĩ– nhưng thực ra tôi luôn là một người thực dụng. Khi tôi có thể có một giây phút nào đó giữa lúc anh ấy gián đoạn, tôi sẽ nói: “Masto, dừng lại, đủ rồi. Anh đang khóc rơi cả mắt ra rồi và tóc của Anh – em sẽ phải đi gội nó cho anh. Nó đang trở nên rất bẩn với đầy những bùn.”
Bạn biết kiểu bụi của người Ấn Độ: ở khắp nơi, đặc biệt trong những ngôi làng. Mọi thứ đều rất bụi bặm. Mặt người ta cũng bám đầy bụi. Họ có thể làm gì? Bao nhiêu lần một ngày họ có thể rửa mặt?
Tôi nói với Masto: “Em sẽ phải rửa tóc cho anh” và tôi cũng thường rửa tóc cho anh ấy. Nó rất đẹp, và tôi thì luôn yêu mến những thứ đẹp đẽ. Người đàn ông Masto này, người mà Pagal Baba đã lo lắng rất nhiều, chính là người giác ngộ thứ ba. Ông ấy muốn có ba người đàn ông đã giác ngộ chạm vào chân của một đứa trẻ nhỏ chưa giác ngộ và ông ấy đã làm được điều đó.
Người điên có cách riêng của họ. Ông ấy đã xoay xở mọi thứ một cách hoàn hảo. Ông ấy có thể thuyết phục người đã giác ngộ chạm chân một cậu bé chưa giác ngộ.
Tôi hỏi anh ấy: “Anh không nghĩ điều này có chút nghịch lý sao?”
Anh ấy nói: “Không chút nào, hiện tại sẽ dẫn tới tương lai và nếu một người đã giác ngộ không thể nhìn thấy tương lai, hắn ta không phải người đã giác ngộ đâu. Đó chỉ là một ý tưởng của một người điên” anh ấy nói “nhưng một ý tưởng cổ đại nhất lại cũng thường đáng tôn trọng nhất.”
Phật tổ, khi ông ấy mới chỉ được 24 giờ tuổi, đã được thăm hỏi bởi một người đàn ông giác ngộ – người đã khóc và chạm vào chân của đứa trẻ…
Ba người này là ba người giác ngộ quan trọng nhất mà tôi từng được gặp và tôi không nghĩ có thể gặp được ai khác quan trọng hơn ba người họ. Tôi đã gặp những người giác ngộ khác, sau sự giác ngộ của tôi, nhưng đó là những câu chuyện khác. Và tôi cũng có những môn đệ của riêng tôi sau khi giác ngộ, đó cũng là một câu chuyện khác nữa. Nhưng việc được nhận ra khi chỉ là một đứa nhỏ, trong khi mọi người khác đều chống lại tôi, thật là một phận số lạ lùng.
Gia đình tôi luôn chống lại tôi, không ngoại trừ cả cha tôi, mẹ tôi, các anh em của tôi – đó thật sự là một gia đình rất lớn. Họ luôn chống lại tôi, vì lý do đơn giản – tôi có thể hiểu họ – tôi có thái độ của một người điên và họ thật quan ngại về nó.
Masto chăm sóc tôi hiệu quả hơn cả Pagal Baba từng làm. Đầu tiên, Pagal Baba thật sự là một người điên. Thứ hai, ông ấy chỉ đến trong một lát như một cơn lốc để ghé thăm tôi, sau đó biến mất. Đây không phải là cách để chăm sóc một đứa trẻ. Một lần tôi đã nói với ông “Baba, ông nói rất nhiều về việc làm cách nào ông chăm sóc đứa trẻ là con, nhưng trước khi ông nói điều đó lần nữa, ông phải nghe con”
Ông ấy cười và nói: “Ta hiểu, con không cần phải nói ra, nhưng ta sẽ phải nói cho con hiểu. Ta không thật sự có thể chăm sóc cho con. Con có hiểu rằng ta đã 90 tuổi rồi không? Đã đến lúc để ta rời khỏi cơ thể này rồi. Ta đang treo tính mạng mình quanh đây chỉ để tìm một người khác cho con. Một khi ta tìm được người đó ta có thể thoải mái mà đi vào cái chết.”
Tôi không bao giờ nghĩ ông ấy nói điều đó một cách nghiêm túc, nhưng đó là những gì ông đã làm. Ông đã giao lại trọng trách của mình cho Masto, rồi chết trong tiếng cười vui. Đó là điều cuối cùng ông ấy đã làm.
Zarathustra có thể đã cười ngay khi ông ấy được sinh ra… không ai làm chứng điều đó, nhưng ông ấy nhất định đã cười, cả cuộc đời ông đã minh chứng điều đó. Đó cũng là nụ cười mà người ta tìm thấy khi nhìn vào một trong những người đàn ông uyên bác nhất phương tây, Friedrich Nietzsche. Nhưng Pagal Baba cũng đã thật sự cười khi ông ấy chết, trước khi chúng tôi có thể hỏi tại sao. Không có cách nào để hỏi cả. Ông ấy không phải một nhà triết học, ông sẽ không trả lời thậm chí nếu ông còn sống. Nhưng đó thật là một cách chết tuyệt vời! Và nhớ, không chỉ cười, nhưng là cười rất lớn.
Mọi người ở đó đều nhìn lẫn nhau và nghĩ “Chuyện gì vậy?” – khi ông cười lớn tiếng thì mọi người đều nghĩ rằng trước đây có lẽ ông ấy điên một chút còn giờ thì ổng điên tới cực đỉnh rồi. Tất cả bọn họ đều rời đi. Một cách tự nhiên, không ai cười khi ai đó được sinh ra, chỉ để thể hiện phép lịch sự thì có, và cũng không ai cười trong cái chết cả, điều đó thật không tự nhiên.
Pagal Baba luôn chống lại mọi phương pháp và những người tin vào các phương pháp. Đó là lý do tại sao ông ấy yêu quý tôi, đó là lý do tại sao ông ấy yêu quý Masto. Và khi ông ấy tìm kiếm một người để chăm sóc tôi, một cách tự nhiên, ông ấy không thể kiếm được ai khác tốt hơn Masto được.
Masto đã tự chứng minh anh ấy còn tốt hơn cả những gì Baba có thể nghĩ tới. Anh ấy làm rất nhiều việc cho tôi đến nỗi thậm chí có thể làm hư tôi. Đó là thứ gì đó rất riêng tư đến nỗi nó không nên được nói ra, rất riêng tư đến nỗi thậm chí không ai nên nói về nó kể cả khi chỉ có một mình.
Masta Baba… Tôi có thể gọi anh ấy là Masto, bởi vì đó là cách anh muốn tôi gọi. Tôi luôn gọi anh là Masto, mặc dù chỉ là miễn cưỡng, tôi nói anh ấy hãy nhớ điều đó. Cũng vậy, Pagal Baba cũng nói với tôi: “Nếu anh ấy muốn được con gọi là Masto, hãy cứ gọi, đừng tạo ra sự đau khổ nào cho anh ta bằng bất cứ cách nào. Khi ta chết, con sẽ thay thế chỗ của ta đối với anh ấy.”
Và ngày mà Pagal Baba chết, tôi phải gọi anh ấy là Masto. Tôi không hơn 12 tuổi và Masto thì ít nhất cũng 45, có thể hơn. Thật là việc khó khăn cho một đứa trẻ.
Tiếc rằng tôi không thể cho bạn thấy Masto. Cả người anh ấy thật là đẹp. Một người không thể tin rằng anh ấy lại không phải đến từ vương quốc của Thượng đế. Ở Ấn Độ có rất nhiều những câu chuyện đẹp. Một trong những câu chuyện đó là chuyện về Rigveda, kể về Pururva và Uruvashi. Uruvashi là một nữ thần chán ngấy những thú vui trên thiên đường. Tôi yêu câu chuyện này bởi vì nó rất thật. Nếu như bạn có tất cả mọi trò vui thì bạn có thể chịu đựng chúng được bao lâu? Một thứ bị giới hạn thường sẽ trở nên nhàm chán. Câu chuyện hẳn phải được viết từ ai đó đã thức tỉnh. Nó là một trong những câu chuyện đẹp mà tôi luôn yêu thích.
Masto hẳn phải là một vị thần được sinh ra trên trái đất này. Đó là cách duy nhất để tả về vẻ đẹp của anh ấy. Và nó không chỉ là vẻ đẹp của cơ thể – thứ nhất định là rất đẹp. Tôi không chống lại cơ thể, tôi yêu chúng, cũng như tôi yêu cơ thể của anh ấy. Tôi thường chạm vào mặt của anh và anh sẽ nói: “Tại sao em lại chạm vào mặt ta với một đôi mắt nhắm nghiền như vậy?”
Tôi nói: “Anh quá đẹp và em không muốn thấy thứ gì khác có thể làm phiền em nên em nhắm mắt, để em có thể mơ về anh đúng như vẻ đẹp mà anh đang có.”
Bạn có nghe tôi không? “Để em có thể mơ về anh đúng như vẻ đẹp mà anh đang có. Em muốn anh trở thành giấc mơ của em”. Nhưng nó không chỉ là về cơ thể đẹp của anh ấy hay mái tóc – tôi chưa từng thấy mái tóc đẹp như vậy, đặc biệt trên đầu một gã đàn ông. Tôi thường chạm vào và chơi với mái tóc của anh ấy và anh ấy thường cười lớn.
Một lần anh bảo: “Điều này là gì đó. Baba thì đã điên rồi và giờ ông ấy trao cho ta một người thậm chí còn điên hơn. Ông ấy nói với ta rằng em sẽ thế chỗ ông ấy, vì vậy ta không thể ngăn cản em không làm bất cứ gì. Thậm chí nếu em có muốn cắt đầu ta thì ta cũng sẵn sàng cho việc đó.”
Tôi nói: “Đừng sợ, em thậm chí không cắt tóc anh nữa là. Còn lâu anh mới phải bận tâm về cái đầu. Baba đã hoàn thành công việc của ông ấy rồi.”
Sau đó chúng tôi cùng cười lớn. Điều này xảy ra rất nhiều lần, bằng rất nhiều cách.
Nhưng anh ấy quả thực rất tuyệt, cả cơ thể và tâm lý nữa. Bất cứ khi nào tôi có nhu cầu gì, không cần phải hỏi, để không làm gương xấu cho tôi, anh ấy thường lén đặt tiền vào túi tôi trong đêm. Bạn biết hiện giờ tôi không bao giờ có bất cứ cái túi nào cả. Bạn có biết câu chuyện làm thế nào tôi mất những chiếc túi của mình? Đó là Masto. Anh ấy thường đặt tiền, vàng, bất cứ thứ gì mà anh có thể xoay xở, vào trong chiếc túi của tôi. Sau cùng cũng làm tôi ném đi ý tưởng về cái túi, nó cám dỗ mọi người. Hoặc người ta sẽ lấy cắp cái túi và trở thành kẻ trộm, hay hiếm khi, với người như tôi, họ sẽ trở thành ai đó như Masto.
Anh ấy sẽ đợi đến khi tôi đi ngủ. Một lần trong một lúc tôi đã giả vờ ngủ. Tôi thậm chí còn giả bộ ngáy để trông thuyết phục hơn – sau đó tôi bắt được anh ấy với bàn tay tội phạm – đang đặt trong túi của tôi. Tôi nói: “Masto, đây có phải là một hành động đúng đắn không?” Và chúng tôi cùng cười lớn.
Về sau thì tôi cũng ném dần đi cái ý tưởng về việc phải có một cái túi. Tôi là người duy nhất trên thế giới cần đến một cái túi. Theo cách nào đó thì điều đó cũng tốt, bởi vì không ai có thể trộm cái túi của tôi. Nó thậm chí còn tốt hơn nữa vì tôi không phải mang thêm bất cứ gánh nặng nào. Một người nào đó có thể luôn cần một cái túi, nhưng không phải tôi. Tôi không cần một cái túi trong nhiều năm, luôn sẽ có ai đó quản lý mọi thứ cho tôi.
Nhưng Masto trông cứ như một vị thần đến từ trái đất. Tôi yêu anh ấy – tất nhiên không cần lý do nào, bởi vì tình yêu thì không thể có bất cứ lý do nào, tôi vẫn luôn yêu anh ấy.
Masto là sự lựa chọn tốt nhất mà Baba có thể làm. Tôi không thể tưởng tượng ra được người tốt hơn theo bất cứ cách nào. Không vì anh ấy là một thiền nhân, tất nhiên anh ấy là thiền nhân, nếu không thì làm sao chúng tôi có thể giao tiếp với nhau được. Và thiền định thì đơn giản là không có một mảnh lý trí nào, ít nhất trong lúc bạn đang thực hành thiền.
Nhưng đó không phải là tất cả, anh ấy có nhiều thứ hơn thế. Anh có một giọng hát cực hay, nhưng không bao giờ hát công khai hay trước công chúng cả. Cả hai chúng tôi thường cười lớn về từ đó “Công chúng” – nó chỉ phù hợp với những đứa trẻ chậm phát triển nhất.
Thật là ngạc nhiên cách người ta quản lý một đám đông ở cùng một nơi trong cùng một thời điểm như thế. Tôi không thể giải thích được nó. Masto cũng nói anh ấy không thể giải thích được. Có lẽ điều đó không thể được giải thích.
Anh ấy không bao giờ hát nơi công cộng, nhưng chỉ khi có một số ít người yêu mến anh, và họ đã phải hứa không bao giờ nói về nó. Giọng của anh thật sự là một giọng ca chuyên nghiệp. Cũng có lẽ không phải anh ấy hát, nhưng là cho phép sự tồn tại – đó là từ đúng nhất mà tôi có thể dùng – anh ấy cho phép sự tồn tại tuôn chảy thông qua anh. Anh ấy không cản trở nó, đó là cái tài của ảnh.
Anh ấy cũng là một tay chơi sitar tài năng, nhưng lại lần nữa. tôi chưa bao giờ thấy anh ấy chơi nó trước một đám đông nào. Thường thì tôi là người duy nhất hiện diện khi anh ấy chơi, và anh ấy sẽ bảo tôi đóng cửa lại, nói rằng “Làm ơn hãy đóng cánh cửa, và bất kể chuyện gì xảy ra đừng mở nó cho tới khi ta chết”. Và anh biết rằng nếu tôi muốn mở cánh cửa đó, tôi sẽ phải giết anh ấy trước, sau đó mới được mở. Tôi giữ lời hứa của mình. Nhưng âm nhạc của anh ấy thiệt tình… Anh ấy đã không được thế giới biết đến: đó là một sự thiệt thòi cho thế giới.
Anh nói: “Những điều này thân mật và riêng tư đến nỗi nếu công khai nó sẽ giống như việc mại dâm trước đám đông vậy”. Đó chính xác là từ anh ấy đã dùng “mại dâm”. Anh ấy luôn là một nhà triết học, một người suy nghĩ rất là logic, không giống như tôi.
Với Pagal Baba tôi chỉ có một điểm chung: đó là sự điên rồ. Nhưng với Masto thì chúng tôi lại có rất nhiều điểm chung. Pagal Baba thích rất nhiều thứ. Tôi dường như không thể đại diện cho Pagal Baba, nhưng Masto thì có thể. Mà thật ra tôi không thể đại diện cho bất cứ ai theo bất cứ cách nào.
Masto làm rất nhiều việc cho tôi theo mọi cách đến nỗi tôi không thể tin làm sao Baba lại biết được anh ấy chính là đúng người cần tìm. Tôi là một đứa trẻ và tất nhiên sẽ cần rất nhiều lời chỉ bảo – chưa kể việc tôi quả là một đứa trẻ khó ưa. Khi chưa được thuyết phục thì tôi nhất định sẽ không dịch chuyển dù chỉ một inch, trên thực tế nếu không thể thuyết phục tôi bước tới thì không chỉ đứng yên mà tôi còn bước lùi lại một chút nữa, cho an toàn.
Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng Masto chơi được rất nhiều loại nhạc cụ. Anh ấy thật sự là một thiên tài đa năng, một mảnh đất màu mỡ, và anh có thể làm bất cứ thứ gì xinh đẹp hơn mọi thứ. Anh ấy vẽ những thứ còn khó hiểu hơn cả Picasso có thể vẽ, và cả đẹp hơn nữa. Nhưng anh hủy tất cả những bức tranh ấy và nói: “Ta không muốn để lại bất cứ dấu chân nào trên mặt cát của thời gian.”
Kẻ trộm
Tôi từng có một người bạn mà đã bị cả thành phố lên án, bởi anh ấy là một tên trộm, và bạn có thể coi anh ấy là một siêu trộm – tên trộm bậc thầy. Gần như một năm anh ta sẽ ở nhà giam khoảng sáu tháng và sáu tháng còn lại thì bên ngoài. Không một ai trong thành phố này muốn nói chuyện với anh ta cả.
Từ nhà tù trở ra anh ta thường đến ngay trước nhà tôi. Anh ấy là một người đàn ông dễ mến. Và bất cứ khi nào anh ta từ nhà tù đến trước nhà tôi, một cách tự nhiên mọi người trong nhà tôi đều bị rối loạn. Cha tôi thường xuyên và liên tục thuyết phục tôi rằng tình bạn này thật không tốt.
Tôi nói: “Tại sao cha tin anh ta mà không tin con? Con là con trai của cha hay anh ta là con trai của cha vậy?”
Và ông ấy trả lời: “Con đang nói với ta kiểu lý lẽ gì vậy?”
Tôi nói: “Con đang nói chính xác như vậy đấy. Cha không tin ở con, cha tin anh ta hơn. Cha sợ rằng con sẽ bị ảnh hưởng bởi anh ấy – cha không có thậm chí một ý nghĩ thoáng qua rằng con có thể ảnh hưởng lên anh ấy. Tại sao cha có thể nghĩ con là kẻ yếu kém đến vậy?”
Ông ấy nói: “Ta chưa bao giờ nghĩ từ góc độ này, có lẽ con nói đúng.”
Dần dần, dần dần người đàn ông đó trở nên được chấp nhận trong nhà tôi. Mất một chút thời gian vì có quá nhiều lý do để người trong gia đình tôi từ chối anh ta. Lý do đầu tiên anh ta là một tín đồ Hồi giáo, thứ hai, anh ta là một tên trộm.
Tôi đã phải ngồi bên ngoài phòng ăn bởi vì họ không cho phép anh ấy vào trong phòng ăn. Trong một gia đình Jaina, không tín đồ Hồi giáo nào được cho phép vào phòng ăn. Ngay cả đối với khách mời hay khách hàng cũng không được đưa cho dù một tấm thảm ngồi, một cái dĩa, cái tách. Tôi đã cố nài nỉ anh ta ở lại, tôi mời anh ta dùng bữa và nói với gia đình rằng tôi sẽ ăn cùng với anh ta, rằng tôi không thể nào sỉ nhục anh ấy được. Anh ấy có thể là một tên trộm, có thể là một người Hồi giáo, chả vấn đề gì cả. Tôi tôn trọng tính người của anh. Vậy nên chỉ có một cách duy nhất là tôi phải ngồi bên ngoài phòng ăn. Và bạn tôi – anh ta thường nói: “Tại sao cậu phải nhất thiết chống đối lại gia đình như vậy?”
“Bởi vì họ chống đối anh” tôi đáp. Thế rồi dần dần, thật chậm, sự tôn trọng của tôi dành cho anh đã thay đổi anh ta đến mức anh ta nổi cáu với tôi, anh ta nói: “Sự tôn trọng của cậu ngăn cản tôi quay trở lại việc trộm cắp, mà tôi lại không biết làm bất cứ gì khác. Tôi chỉ là một người vô học.”
Anh ấy là một đứa trẻ mồ côi, không còn cách nào khác cho anh ấy ngoại trừ việc đi ăn xin hoăc đi ăn trộm và tất nhiên đi ăn trộm thì tốt hơn là đi ăn xin. Làm một người ăn xin sẽ phá hủy con người bạn theo cách rất tồi, nhưng trở thành một kẻ trộm thì ít nhất bạn cũng có thể sử dụng được trí thông minh của bạn, lòng can đảm của bạn.
Anh ấy đã rất tức giận và nói: “Bây giờ đời tôi thật sự có vấn đề và cậu chính là nguyên nhân. Tôi không thể đi ăn trộm được bởi vì tôi không thể phản bội sự tin tưởng của cậu, tình yêu của cậu, sự tôn trọng của cậu. Mặt khác không một ai sẵn sàng thuê tôi làm việc cả.”
Tôi đã đưa anh ấy đến chỗ cha tôi và nói với ông: “Bây giờ bạn con muốn có một công việc. Cha đã không đồng tình với việc anh ấy đi ăn trộm vậy bây giờ cha hãy cho anh ấy một công việc đi. Bằng không anh ấy đi ăn trộm lại và cha sẽ phải chịu trách nhiệm với việc đó. Người bạn tội nghiệp của con đã sẵn sàng làm bất cứ công việc gì nhưng không ai trong cái thành phố này muốn trao cho anh ấy công việc bởi vì anh ấy từng là một tên trộm. Mọi người nói với anh ấy ‘Hãy mang thư giới thiệu từ những người anh từng làm việc tới đây. Chẳng lẽ chưa từng có ai thuê anh làm gì trong cả cuộc đời anh sao?’ Và tất nhiên anh ấy chẳng có cái thư nào cả.”
Tôi nói với cha tôi: “Cha nghe này, phải có ai đó trao cho anh ta công việc đầu tiên, bằng không làm sao anh ta có được chứng thư giới thiệu chứ? Cha hãy trao cho anh ấy một công việc và sau đó hãy viết cho anh ấy một chứng thư. Và con đảm bảo với cha rằng anh ấy sẽ không ăn trộm cũng như không làm bất cứ việc gì sai trái nữa.”
Với sự đảm bảo của tôi thì cha tôi đã nhận anh ấy. Tất cả những bạn bè khác của ông đã nói “Anh đang làm gì vậy? Trao một công việc cho một tên trộm sao? Hắn ta sẽ lại lừa anh thôi.”
Nhưng cha tôi nói: “Con trai tôi đã có sự bảo đảm và tôi đành phải cho anh ta một cơ hội bởi vì lý do của con trai tôi rất đúng: Nếu không ai đưa cho anh ta một cơ hội, sau đó mọi người lại tống anh ta vào tù thì cả cái xã hội này sẽ phải chịu trách nhiệm với việc đã tống anh ta vào tù đó. Bởi anh ta muốn làm việc nhưng nếu không ai sẵn sàng giao việc cả thì còn việc gì ngoài lại đi ăn trộm? Các anh muốn gì đây – muốn anh ta phải tự tử hay gì nào?”
Khi một người phải vào tù thì nhà tù trở thành nhà của anh ta. Nếu sau một ít ngày giam người đó trở ra nhưng bên ngoài không có ai trao cho anh ta một chút sự bảo vệ, một chút phẩm giá, một chút sự tôn trọng, một chút tình yêu… Thế thì tốt hơn là anh ta nên ở trong tù.
Anh ta đã chứng minh sự đáng tin cậy của anh nên cuối cùng cha tôi đã chấp nhận. Ông ấy nói: “Con đúng. Ta nghĩ rằng ta đã mắc những lỗi lầm không cần thiết. Ta đã không nghĩ những lý lẽ của con có hiệu quả. Anh ta là một tên trộm chuyên nghiệp – cả đời anh ta dường như chỉ dùng để đi vào và đi ra nhà giam. Nhưng con đã đúng”.
Cha tôi là một người đàn ông rất chân thành và thành thật. Ông ấy luôn sẵn sàng nhận lỗi của ông ấy, kể cả trước mặt con trai của chính ông. Ông ấy nói: “Con nói đúng, ta cần tin tưởng nhiều hơn vào anh ta. Ta đã sợ anh ta sẽ đầu độc cuộc đời con. Ta đã không tin tưởng rằng con có thể thay đổi cuộc đời của anh ấy. Ta xin lỗi.”
Trích các chương về “những người bạn” của Osho trong cuốn “Đứa trẻ nổi loạn”
Phi Tuyết sưu tầm, biên dịch, biên tập và vân vân mây mây <3
Namaste – Cảm ơn bạn đã đọc với cả trái tim.
Vui lòng liên hệ Fanpage: Cuộc đời Osho để mua bộ sách đầy đủ bạn nhé!