Cơn giận của thiền nhân

GIẬN DỮ LÀ THUỐC ĐỘC BẠN TỰ CHUỐC VÀO CHÍNH MÌNH
Sự giận dữ rất có hại vì mọi suy nghĩ cảm xúc của chúng ta đều là năng lượng. Chúng ta chính là nguồn phát ra năng lượng và cũng là một đối tượng nhận năng lượng từ môi trường xung quanh. Khi bạn giận dữ thì từng tế bào trong người bạn, máu của bạn cũng sẽ tràn ngập năng lượng độc hại ấy và chính năng lượng này sẽ làm tổn hại đến cơ thể, tinh thần và chắc chắn là tổn hại đến mối quan hệ của bạn nữa.
Vòng tuần hoàn của năng lượng xấu
Bạn thường quẳng sự giận dữ vào người nào đó yếu hơn mình. Ông chủ xúc phạm bạn và bạn không thể phản ứng lại ông ấy nên bạn về nhà và tìm nguyên cớ nào đó để nổi giận với vợ. Cô ấy ấm ức và khi chở đứa trẻ từ trường về thì tìm lý do để nổi giận với nó – một cái áo bẩn. Nó là trẻ con, nó không quan tâm chuyện quần áo. Thật tốt là trẻ con biết vui đùa và nghịch bẩn, điều đó còn giá trị hơn bộ quần áo nhiều nhưng cô ấy nào quan tâm, cô ấy đang tức giận, cô ấy trừng phạt đứa trẻ. Đứa trẻ tội nghiệp nếu không còn ai yếu hơn để chút ra thì nó sẽ sống với năng lượng độc hại ấy và năng lực ấy sẽ dần dần thay đổi tính nết nó. Nó hung hăng hơn, chai lì hơn hoặc nút nhát và sợ sệt hơn. Hoặc nếu như nó có cái gì đó để trút lên thì nó sẽ trút: nó có thể đánh đập những con thú nhỏ hay thậm chí tìm đứa trẻ yếu hơn trên trường để bắt nạt. Đứa trẻ yếu hơn ấy dùng tất cả sự tức giận của nó để bắt nạt người duy nhất mà nó có thể: bà mẹ kế của nó. Nó bầy hàng trăm kế để quấy rầy bà ấy như cắt quần áo, giấu đồ, ném thức ăn. Bà mẹ kế tức giận đứa con riêng của ông chồng giầu có này nhưng không thể làm gì với nó nên chỉ còn cách trút mọi bực bội lên ông chồng. Và ông ta cũng chính là ông chủ của bạn. Xui chưa!
Đây là một ví dụ dễ hiểu về sự quay vòng của năng lượng xấu.
Chúng ta đều biết quy luật về năng lượng: năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, đừng quận này sang quận khác. Cái vòng xoáy luân chuyển ấy cứ tiếp diễn mãi và đôi khi bùng cháy thành những cơn giận dữ khủng khiếp dù cho nguyên do bắt đầu chín đỏ như một hạt đậu.
Bạn mất ngủ, bạn mắng chửi đứa con trai nhỏ, nó tủi thân lên trường bắt nạt cậu bạn yếu ớt. Cậu nhóc ấy về nhà tức giận cắt nát tập tài liệu quan trọng của cha nó. Cha nó – tức sếp của bạn – nổi giận lệnh cho bạn phải thức đêm hoàn thành lại bản báo cáo. Bạn đã mất ngủ lại bị thêm việc một cách vô lý liền đi nhậu say xỉn về nhà đánh đập vợ con. Vợ bạn nổi giận đặt tờ đơn ly dị lên bàn và ôm con ra khỏi nhà. Bạn không hoàn thành được công việc nên bị đuổi. Bạn mất tất cả, cả gia đình lẫn công việc. Bạn đau khổ nhìn vào gương và tự hỏi bản thân một ngàn lần: lỗi là của ai? Mọi thứ bắt đầu từ đâu?
Đó là điều Hindu giáo, Phật giáo gọi là thuyết, nghiệp chướng và nhân quả: bất kỳ điều gì bạn làm thì năng lượng của nó vẫn sẽ giữ nguyên đâu đó trong vũ trụ và sẽ trở lại đúng thời điểm gây ảnh hưởng đến hiện tại hay tương lai sau này của bạn.
Chuyển hóa cảm xúc – nghệ thuật giả kim vĩ đại
Khi bạn giận dữ, đừng kìm nén nhưng cũng đừng quẳng nó vào bất kỳ ai. Vì giận dữ với người khác là bạn đang trút độc vào họ, còn kìm nén là bạn đang trút vào chính mình. Nếu bạn đã sinh ra năng lượng xấu thì hãy cố gắng để thay đổi nó vì nếu không nó sẽ tồn tại mãi và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ. Sau khi trút giận vào ai đó bạn sẽ cảm thấy hối tiếc, rằng bạn không nên làm như vậy nhưng khi ấy thì quá muộn rồi.
Hãy trút năng lượng ấy vào nơi không thể phản ứng lại: cái gối của bạn chẳng hạn, hay một khoảng không gian trống nào đó. Nhốt mình vào phòng kín mà hét lên thật to, hay cầm một món đồ bằng sành sứ đi ra chỗ vắng mà ném nó tan tành… – là một trong vài cách sẽ tỏa tiêu cực bạn có thể làm. Tuy nhiên cũng có nhiều khách đỡ tốn kém hơn và mang lại hiệu quả hơn nếu bạn nhớ phải quy luật quan trọng này: năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không mất đi, chị thay đổi.
Hãy thay đổi nó!
Ví dụ: sau ngày làm việc mệt mỏi, bạn về nhà với cái bụng đói meo và phát hiện ra chẳng có cơm canh nào trên bàn cả. Thay vì nổi giận và trách mắng vợ thì hãy thử tìm hiểu nguyên nhân. Có thể vợ bạn đang bị một cơn đau hoặc cô ấy đang gặp những phiền phức trong công việc. Hãy đưa cô ấy và cậu con trai đến dùng bữa ở một nhà hàng hay đơn giản chỉ là một quán ăn gần nhà, chiêu đãi họ một bữa ngon và cùng nhau tâm sự những khó khăn mà cả hai người đang gặp phải để thêm hiểu và yêu thương nhau hơn.
Có rất nhiều cách để biến đổi năng lượng trong người bạn. Thế giới này đã lột xác khi khoa học tìm ra cách biến đổi năng lượng: động năng của gió của nước thành nhiệt năng và cơ năng, nhiệt năng của mặt trời, của nhiên liệu thành các dạng năng lượng khác nhau và đưa vào ứng dùng trong đời sống. Bạn cũng có thể lột xác toàn bộ cuộc đời mình khi tìm ra những cách để biến đổi năng lượng ấy.
Năng lượng của sự tức giận là thứ cần được biến đổi đầu tiên.
***
Đây là những gì Phi viết về chủ đề giận dữ trong cuốn ‘nghĩ khác để sống khác’ xuất bản năm 2018. Bây giờ Phi sẽ nói thêm vài điều mà không có trong cuốn sách này.
Thứ nhất về sự giận dữ: bạn luôn biết rằng trong cơ thể có một nguồn năng lượng dự trữ rất lớn để phòng sử dụng những lúc nguy cấp, như là trong các trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng. Năng lượng này được dự trữ sẵn bên trong cơ thể bạn, trong từng tế bào và sẽ được lấy ra để dùng trong các trường hợp mà tâm trí nghĩ rằng bạn đang bị nguy hiểm.
Bản ngã tạo ra rất nhiều những nguy hiểm không có thật, ví dụ như khi ai đó to tiếng hay xúc phạm bạn, tâm trí có thể cho rằng bạn đang ở trong nguy hiểm, nó có thể cho rằng bạn đang bị tấn công và điều này sẽ khởi động toàn bộ năng lượng dự trữ bên trong cơ thể bạn sẵn sàng chút ra ngoài để chạy, để tấn công hay phòng thủ.
Điều đáng buồn là bạn không trong nguy hiểm một chút nào, chỉ có bản ngã của bạn ở trong nguy hiểm khi nó cho rằng nó bị xúc phạm, bị xem thường, bị coi không là gì cả. Bản ngã luôn muốn là người quan trọng và không tha thứ cho ai xem nó không-là-gì. Giận dữ là một trong những cách để khởi động nguồn năng lượng dự trữ này, đó là lý do tại sao một người dù bình thường rất hiền nhưng khi nổi giận thì khối năng lượng phát ra từ cơ thể họ là rất lớn và rất đáng sợ. Người càng ít nổi giận thì khi nổi giận lại càng đáng sợ vì năng lượng người đó đã tích lũy rất lớn.
Giả kim thuật hiện đại mà Phi hay nói thật ra rất đơn giản: đó là nghệ thuật làm sao để bạn có thể nhận biết về khối năng lượng này khi nó mới khởi ra, dùng nó, biến chuyển nó thành một dạng năng lượng thanh khiết hơn, thuần khiết hơn, lành tính hơn như là năng lượng của yêu thương.
Tuy nhiên đây chỉ là lý thuyết và lý thuyết với thực hành thì luôn cách xa nhau rất nhiều. Việc thực hành phép giả kim thật không dễ dàng một chút nào, đặc biệt trong đời sống vô thức thường ngày khi chúng ta còn không nhận biết nổi về cơn giận của mình, còn để nó cuốn đi như mẩu gỗ trong dòng thác lũ, thì làm sao mà biến đổi được nó? Mẩu gỗ biến đổi dòng thác ư? Hoang đường!
Bạn hãy quan sát mà xem: thường trong khi bạn tức giận bạn không nhận về nó, bạn cứ nổi giận thôi. Và chỉ sau khi bạn hết giận rồi, cơn giận trôi qua rồi, lời đã nói rồi, tổn thương đã hình thành rồi thì bạn mới nhận biết được mình đã giận dữ vô lý đến thế nào và bạn hối hận, bạn nói ‘giá như’.
Thường nhân là những người cứ lặp đi lặp lại vòng luân hồi này không lối thoát.
Thiền nhân là những người quan sát được tác hại vô cùng của cơn giận, họ hối tiếc nhưng không muốn lặp lại nó nữa. Họ tìm cách để làm chủ cơn giận của mình, nhận biết về nó sớm hơn để chuyển hoá nó, biến đổi nó, cắt đứt vòng luân hồi của nó.
Thiền nhân (như Phi), họ vẫn giận chứ, nhưng khi giận họ biết mình đang giận. Họ có khả năng nhận biết để ngừng cơn giận ngay giữa chừng chứ không để nó đi quá xa gây nhiều tổn thương thêm nữa. Phá vỡ luân hồi của cơn giận là một con đường dài. Nếu như một ngày nào đó khả năng quan sát của bạn đủ mạnh, nhận biết của bạn đủ mạnh, nhận thức của bạn đủ mạnh, mạnh hơn cơn giận của mình thế thì bạn sẽ nhìn thấy cơn giận trước cả khi nó xảy ra, khi nó mới là hạt mầm, thế thì bạn trở thành một hiền nhân đích thực – người sống trong thiền, trong thế giới xen tĩnh tại nơi không sóng nào lay động được mặt hồ nữa, không ai và không tình huống nào còn làm bạn tức giận, bất an hay thất vọng nữa. Vòng luân hồi khép lại.
Nhưng hành trình để trở thành hiền nhân là con đường dài, ngay bây giờ hãy cố gắng làm sao để khi bạn tức giận bạn có thể nhận biết được cơn giận ấy, thế là tốt lắm rồi.
Tự vấn bản thân đi, khi bạn tức giận bạn có nhận biết về nó không? Nếu có thì là trước hay trong hay sau khi cơn giận đã qua rồi? Khi tổn thương nhau đã xong, bạn có hối tiếc không? Bạn có muốn làm chủ cơn giận của mình đến một điểm không ai có thể làm bạn giận được nữa? Có cách đấy.
Post tiếp theo Phi sẽ kể câu chuyện nhận biết và biến đổi năng lượng giận dữ mà hôm qua mà Phi đã trải qua nhé. Chúc bạn ngày an lành với những cơ hội nổi giận khắp xung quanh để mà quan sát và thực hành việc nhận biết nhé! 😆
Namaste!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *