Osho – Thời Sinh Viên Nổi Loạn: Ngày giác ngộ

Chương 26: Lạc trong hố đen

Chương 27. Về tới nhà

Ngày giác ngộ, tôi bật cười lớn vì nhìn ra tất cả những ngớ ngẩn, điên khùng mà mình đã cố làm trong nhiều kiếp để đạt được thứ gì đó đã luôn có sẵn ở đó.

Vâng, bạn chỉ có thể đạt thứ bạn không có. Bạn không thể nào đạt tới thứ bạn đã có rồi.

Ngày tôi giác ngộ đơn giản là ngày tôi nhận ra rằng chẳng có gì để mà đạt tới cả, chẳng có gì cần làm, chẳng nơi nào cần đi.

Tôi nhận ra sự thật rằng tất cả chúng ta đều linh thiêng và hoàn hảo, bởi vì Thượng đế không thể tạo ra bất cứ gì không hoàn hảo cả. Khi tôi dùng từ “đạt tới” hay “giác ngộ” thật ra tôi dùng từ sai, nhưng lý do là vì chúng ta không có từ nào khác để dành cho nó. Ngôn ngữ loài người không được tạo ra bởi những người đã giác ngộ chút nào. Nó giống như sự im lặng tối thượng, giờ làm sao để bạn nói về sự im lặng đây?

Nhưng chúng ta vẫn cần tới ngôn ngữ, dù rằng ngôn ngữ là không chuẩn xác và vô phương diễn dạt những vì thuộc về thế giới tâm linh, nhưng ở thế giới này, ngôn ngữ vẫn được cần đến.

Ngày giác ngộ tôi đã cười rất lớn khi nhìn lại những điều ngu ngốc mình đã cố gắng làm để giác ngộ. Tôi cười vì cả sự ngu ngốc của toàn nhân loại nói chung: Tất cả mọi người không ngừng cố gắng mà không biết rằng chính cố gắng là điều cản trở lớn nhất. Tôi đã cố gắng trong nhiều kiếp, nhiều năm và chỉ khi bị lạc vào hố đen, tôi lãng quên tất cả và đơn giản từ bỏ tất cả mọi kỉ luật, quy định, quy trình mà tôi luôn theo đuổi.

Trong vòng bảy ngày sau khi giác ngộ, tôi sống một cuộc sống bình thường nhất có thể. Những người ở cùng tôi lúc ấy đã rất ngạc nhiên, họ thậm chí bị sốc, kinh ngạc khi thấy tôi sống một cuộc sống bình thường – ý tôi là một cuộc sống không kỉ luật.

Trong vòng hai năm ở cùng gia đình đó, họ biết đến tôi như một người cực kì kỉ luật.

Tôi luôn thức dậy lúc ba giờ sáng, chạy bộ bốn-năm dặm sau đó tắm trên dòng sông. Mọi thứ đều theo đúng lịch trình như những thói quen cố định, kể cả khi tôi bị bệnh cũng không thay đổi.

Họ cũng biết tôi là người thường ngồi thiền trong nhiều giờ, ăn uống rất ít. Tôi không uống trà, không uống cà phê và thậm chí có cả một danh sách những đồ nên ăn hoặc không ăn. Đúng 9 giờ tối tôi sẽ lên giường đi ngủ. Kể cả khi tôi có khách là bạn bè hay người thân trong gia đình ghé thăm, cứ 9 giờ tối tôi sẽ nói: “Chào tạm biệt” và bỏ đi ngủ. Những người sống cùng tôi sẽ nói với những vị khách rằng họ nên đi về vì đã đến giờ tôi đi ngủ. Tôi thậm chí không buồn giải thích hay nói bất cứ gì nhiều hơn một lời chào tạm biệt.

Gia đình đó biết quá rõ những thói quen cũng như kỉ luật thép trong cuộc sống của tôi. Vậy nên trong bảy ngày sau khi giác ngộ, khi tôi sống một cuộc đời bình thường đơn giản, họ đã vô cùng bối rối và sốc. Đó là lần đầu tiên tôi thức dậy buổi sáng lúc 9 giờ và uống một tách trà.

Quá kinh ngạc, họ hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra? Cậu đã sa ngã rồi sao?”

Họ luôn cho rằng tôi là một Yogi lớn vì tôi sống rất giản dị. Tôi không sở hữu gì, thậm chí đồ đạc hay quần áo. Tôi chỉ cùng một mảnh vải cuốn quanh mình vào ban ngày và ban đêm thì dùng một tấm chăn mỏng để che cơ thể. Tôi ngủ trên một tấm chiếu tre. Và đó là tất cả những gì tôi có.

Khi thấy tôi thức dậy lúc 9 giờ, tất cả họ đều bận tâm: “Hẳn có chuyện gì sai rồi, cậu bị ốm sao? ốm nặng sao?”

Tôi đáp: “Tôi không ốm đau gì cả. Thực ra tôi đã ốm trong nhiều năm trời và đây là lần đầu tiên tôi thấy khoẻ khoắn lành mạnh thế. Từ giờ trở đi tôi sẽ chỉ thức giấc khi giấc ngủ rời bỏ tôi và chỉ đi ngủ khi giấc ngủ đến. Tôi không còn là nô lệ của chiếc đồng hồ nữa. Tôi cũngsẽănbấtcứgìcơthểtôimuốnănvàuốngbấtcứgì cơ thể tôi muốn uống.”

Không thể tin vào điều đó, họ nói: “Cậu có muốn uống bia không?”

Tôi nói: “Mang nó lại đây”

Và đó là lần đầu tiên trong đời tôi thử bia. Họ không thể tin vào mắt mình, họ bảo tôi: “Cậu thật sự đã bị xuống cấp trầm trọng, sa ngã trầm trọng rồi. Cậu hoàn toàn không phải người tâm linh nữa. Cậu đang làm gì vậy?”

Tôi nói: “Tôi thấy đủ, là đủ.”

Trong bảy ngày ấy, tôi ăn và uống và thiền định và bật cười lớn ở mọi nơi đến nỗi người ta nghĩ rằng tôi vẫn điên, chỉ là chuyển sang một dạng khác của điên. Từ điên trong tĩnh lặng tới điên trong ồn ào, vẫn là kẻ điên.

Trong bảy ngày ấy tôi sống hoàn toàn trống rỗng mọi hi vọng và tham vọng. Đó thật sự là một kinh nghiệm tuyệt vời.

Giác ngộ là bạn trở thành ánh sáng, bản thể bên trong của bạn trở thành ánh sáng.

Giác ngộ là bạn kinh nghiệm toàn bộ ý thức của mình mà không bị che phủ bởi bất cứ suy nghĩ nào, cảm xúc nào.

Giác ngộ là bạn tràn đầy nhận thức. Nhận thức này trở thành như ánh sáng ngập tràn từng tế bào của bạn và tràn cả ra bên ngoài cơ thể vật lý của bạn.

Giác ngộ khiến bạn như đám mây đầy tràn phúc lạc. Đầy đến nỗi bạn khao khát được chia sẻ, được trút ra.

Giác ngộ là bạn nhận thức được về chính mình một cách toàn vẹn.

Giác ngộ sẽ xảy ra cho mỗi cá nhân theo những cách thức khác nhau. Mặc dù cùng một trạng thái người ta cảm thấy sau khi đạt tới, nhưng cách diễn đạt cảm giác ấy là khác nhau.

 

Chương 28. Mặt trái của giác ngộ.

Nếu một người giác ngộ trước tuổi 35 thì sau đó họ có thể sống lâu hơn những người khác. Vì cơ thể trẻ hơn, khỏe hơn nên họ có khả năng để hấp thu những cú sốc và những cú sốc đó sẽ tạo ra rung động lên mọi thứ.

Tôi không bao giờ bị ốm trước khi trở nên giác ngộ. Tôi hoàn toàn khỏe mạnh thậm chí mọi người còn phải ghen tị với sức khỏe của tôi. Nhưng sau sự giác ngộ, tôi bất ngờ phát hiện ra rằng cơ thể tôi đã trở nên vô cùng yếu ớt đến nỗi làm bất cứ việc gì cũng gần như bất khả. Thậm chí cả với việc đi bộ. Trước đây tôi rất hay chạy bộ, bốn dặm trong buổi sáng, bốn dặm buổi tối, chạy, nhảy, bơi lội. Tôi đã vận động theo mọi cách thức có thể.

Nhưng sau sự giác ngộ, thật ngạc nhiên và thật lạ lùng, cơ thể tôi trở nên hoàn toàn yếu đuối. Điều đó gần như không thể tin được: tôi không thể tin vào nó, cả gia đình mà tôi đang ở cùng lúc đó, cũng không thể tin được. Thậm chí việc này còn gây cho họ nhiều ngạc nhiên hơn bởi vì họ không hề biết chút gì về sự giác ngộ này.

Tôi nghĩ rằng hẳn phải có một vài sự kết nối nào đó nhưng lại không có ý tưởng nào về những gì đã xảy ra: tất cả lông trên ngực tôi đều chuyển sang màu trắng, chỉ trong một đêm! Và tôi mới chỉ 21 tuổi.

Tôi không thể che giấu điều đó. Bởi vì đây là một đất nước nóng nực mà tôi thường chỉ quấn một cái lungi cả

ngày, ngực tôi luôn luôn để trần. Vậy nên mọi người trong ngôi nhà đều nhận ra được điều đó và họ đều vô cùng kinh ngạc trước những gì xảy ra.

Tôi nói: “Chính tôi cũng đang ngạc nhiên.”

Tôi biết rằng chắc chắn cơ thể tôi đã mất hoàn toàn sức đề kháng, nó trở nên rất mong manh. Tôi cũng đánh mất hoàn toàn thứ gọi là giấc ngủ.

Trước đây tôi thường tự hỏi nhiều lần rằng tại sao Rama Krishna lại chết vì ung thư? Giờ thì tôi đã biết tại sao ông ấy chết vì ung thư: hẳn ông ấy đã hoàn toàn mất khả năng chống lại những mầm bệnh. Nếu việc này chỉ xảy ra với Rama Krishna thì chúng ta có thể nghĩ đó chỉ là trường hợp ngoại lệ, nhưng Maharshi Ramana cũng chết vì ung thư. Điều đó trông có vẻ lạ, rằng trong một ngàn năm đã có hai bậc thầy giác ngộ ở cấp độ cao nhất đều chết vì ung thư. Có lẽ họ mất tất cả khả năng chống chọi đối với mọi bệnh tật.

Tôi có thể hiểu từ vị trí của tôi, tôi mất tất cả sức đề kháng với bệnh tật. Tôi chưa từng biết tới những gì mà bạn gọi là dị ứng. Tôi yêu hương hoa rất nhiều và chưa từng bị gì với chúng. Tôi luôn có nhiều loài hoa đẹp trong tất cả những căn nhà tôi từng ở.

Ấn Độ có rất nhiều loại hoa mà tôi nghĩ không đất nước nào khác có đươc chúng, với những mùi thơm tuyệt vời. Có những loại hoa ví dụ như loài “nữ hoàng bóng đêm”- bạn chỉ cần một cây thôi và cả ngôi nhà sẽ ngập tràn mùi hương của nó, và không chỉ ngôi nhà của bạn nhưng cả nhà những người hàng xóm của bạn cũng sẽ ngập tràn mùi thơm. Và có rất nhiều loài hoa khác nữa – champa, chameli, juhi – những loài hoa thơm vô cùng. Tôi luôn luôn có những loài hoa này quanh tôi, và tôi chưa bao giờ gặp vấn đề với bất cứ loại dị ứng nào. Nhưng sau khi giác ngộ tôi trở nên rất nhạy cảm đến nỗi chỉ một mùi cơ thể của ai đó cũng đủ làm tôi rùng mình, hắt hơi. Và rồi cái hắt hơi đó sẽ kích hoạt thứ gì đó khác trong lồng ngực. Tôi sẽ bắt đầu ho, và việc ho lại kích hoạt một quá trình khác. Tôi bắt đầu bị cơn hen suyễn tấn công, một căn bệnh mà tôi hoàn toàn không biết tới trước đây. Tôi không bao giờ nghĩ những thứ như vậy lại có thể xảy ra với tôi.

Nhưng tôi cũng nhận thức được những gì đang xảy ra. Ýthứccủatôivàcơthểcủatôiđãbịmấtđimộtphầnnào đó, sự kết nối trở nên rất mong manh. Việc để cho cơ thể được nghỉ ngơi trở thành điều không thể được. Và khi bạn không thể nghỉ ngơi trong nhiều ngày, bạn sẽ trở nên dễ bị tấn công với tất cả mọi loại bệnh truyền nhiễm. Bạn sẽ vô cùng mệt mỏi, không thể kháng cự với bất cứ gì. Nếu trong nhiều năm bạn không thể có một chút nghỉ ngơi nào, một cách tự nhiên dần dần bạn sẽ mất toàn bộ sức kháng cự, đề kháng.

Cảm giác của tôi là: có lẽ vì sự giác ngộ là bài học cuối cùng của cuộc đời, không còn gì hơn để học nữa. Bạn không còn cần phải đi loanh quanh nữa. Bạn đã học tất cả các bài học. Đó là mục đích của cuộc sống. Vậy thì cuộc sống bắt đầu mất dần kết nối với cơ thể. Và hầu hết người

ta chết gần như ngay lập tức vì phải nhận quá nhiều những cú sốc. Họ chết nhưng cái chết của họ thì không phải một tai họa chút nào, nó là một phúc lành. Bởi vì họ đã đạt được tất cả mọi thứ mà cuộc sống có thể mang lại.

Nhưng việc sống sau khi giác ngộ thì thật là một việc khó khăn. Điều quan trọng là khi một người bị mất kết nối vớitâmtríbấtđộng–sựvôtrí-củaanhta,nóngàycàng trở nên không có bất cứ mối liên hệ nào.

Khoảnh khắc bạn giữ im lặng, ngay lập tức năng lượng di chuyển vào vùng nhận thức siêu việt. Bạn sẽ vẫn nhận thức được bạn đang làm gì đó, nói gì đó nhưng sự nhận thức chỉ giống như một ngọn lửa lập lòe giống như bạn đang dành quá nhiều năng lượng cho những hoạt động đang diễn ra.

Nhưng khi bạn không làm gì cả, bất ngờ toàn bộ năng lượng lập tức thay đổi chiều hướng và đi tới điểm cao nhất – từ đốm lửa lập loè nó bùng lên như một ngọn lửa rực cháy. Đó là một phúc lành vô cùng. Đó là một cảm giác ngây ngất lớn lao, nhưng chỉ dành cho ý thức, không phải cho cơ thể.

Không ai từng giải thích một cách chính xác về cái cảm giác sau khi giác ngộ ấy. Tôi nghĩ người ta không giải thích vì nó có thể tạo ra một chút sợ hãi cho mọi người: mọi người sẽ không còn thực hiện bất cứ nỗ lực nào để đạt tới trạng thái giác ngộ nữa. Và nếu bạn nói rằng giác ngộ có thể dẫn đến cái chết cho ai đó, họ sẽ cảm thấy lăn tăn: ‘Thế thì tại sao phải bận tâm tới giác ngộ làm gì? Chúng tôi luôn cố gắng hết sức và đang sống rất tốt, hay ít nhất chúng tôi vẫn còn đang sống, kể cả khi sống rất khổ sở chăng nữa nhưng chúng tôi vẫn còn đang sống’.

Nếu cơ thể bạn trở nên dễ tổn thương, mong manh, không còn sức kháng cự với bất cứ loại bệnh tật nào, điều đó có thể mang lại cho họ sự tranh cãi: ‘Điều này là không tốt. Sẽ tốt hơn nếu không cần bận tâm về những ý tưởng như giác ngộ nữa. Sẽ tốt hơn khi sống khỏe mạnh và không bệnh tật gì còn hơn là giác ngộ để rồi sầu khổ về một cơ thể yếu ớt mong manh.’

Có lẽ đó là lý do tại sao không ai từng nói về nó. Nhưng tôi muốn tất cả mọi thứ phải được làm cho rõ ràng. Tôi không muốn để lại bất cứ gì giống như điều bí mật trong tiến trình giác ngộ này.

Thật tốt khi người ta biết chính xác những gì họ đang làm và những kết quả có thể xảy ra. Nếu họ vẫn làm nó một cách có ý thức, một cách nhận biết, họ sẽ đi được xa hơn. Và những ai mà không định làm bất cứ nỗ lực nào, họ sẽ tìm ra những lý do để thoái thác. Họ sẽ không nỗ lực theo bất cứ cách nào.

Còn để cho những ai trong các bạn, những người muốn dành thêm nỗ lực để đạt được nó, kể cả nếu cái giá phải trả là cái chết. Đây sẽ là một thử thách, một chuyến phiêu lưu cho bạn. Một ngày nào đó bạn sẽ đạt được bất cứ thứ gì sự sống có thể dâng cho bạn, và sau đó, nhớ: sự sống sẽ trôi ra xa.

Trích cuốn: Sinh viên nổi loạn thuộc bộ Cuộc đời Osho 2 (thời sinh viên + giáo sư)

Sách đã có sẵn, mời bạn liên hệ fanpage Cuộc Đời Osho (www.facebook.com/cuocdoiosho/) để đặt mua bộ sách. Giá không đổi 500k/bộ 2 cuốn/freeship.

Namaste!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *