Học viện Anh ngữ Thần Chú: Giải mã những hiểu lầm về việc học Anh văn

Một sáng đẹp trời, mình – Phi Tuyết nhận được một bức thư xinh. Thư thì cũng hay nhận được nhưng bức thư này rất liên quan đến việc học Anh văn nên mình muốn chia sẻ để bạn đọc xem có thấy chút nào của bản thân mình trong đó không nhé:

“Chào Phi Tuyết, mình năm nay cũng 29 tuổi và biết Tuyết qua một bài báo, mình thật sự ấn tượng với cuộc sống của Tuyết, vì nó rất giống với ước mơ của mình về cuộc sống tự do và hạnh phúc.

Mình đã bỏ công việc hành chính hơn một năm nay, giờ chỉ ở nhà đọc sách, học, tập đầu tư chứng khoán, làm CTV viết content cho một website với thu nhập tháng chưa đủ tiền trả tiền thuê nhà nữa.

Mình cũng muốn sang Philippines để học tiếng Anh nhưng hiện tại số tiền đó khá lớn với mình. Mình thấy bài báo có nhắc tới việc Phi tham gia một cuộc thi và lấy được học bổng học tiếng Anh. Phi cũng đã từng kinh doanh rất tốt và hiện là huấn luyện viên chương trình đầu tư cá nhân.

Phi có thể cho mình lời khuyên về trường hợp của mình không? Hiện tại mình khá mông lung với tương lai, với giữa cái được gọi là ổn định và mong muốn có một cuộc sống tự do hạnh phúc giống bạn. Khi nhiều năng lượng thì tham gia vào các dự án phát huy khả năng và giúp ích cho cộng đồng, khi hết năng lượng thì có một căn nhà nhỏ xinh để về vậy. Mong được Phi hồi âm và cảm ơn bạn vì đã dành thời gian đọc tâm sự của mình!”

-một quý cô Đà Nẵng-

Một bức thư dễ thương với nhiều tình tiết hiểu lầm khá “kinh điển” nên mình muốn nhân dịp này để giải thích một số điều các bạn hiểu lầm về mình, lẫn về việc học Anh Văn nói chung nhen.

Nhiều bạn biết mình qua sách, nhiều bạn biết qua các bài phỏng vấn (mình được phỏng vấn cũng hơi nhiều nhiều lần rồi thì phải, về đủ các chủ đề của cuộc sống), và mình chưa bao giờ thích được phỏng vấn cả vì nội trong một bài báo rất khó truyền tải được toàn thể câu chuyện toàn cảnh. Cái hay của báo chí là nó cho bạn biết về một vấn đề đang tồn tại, một khía cạnh câu chuyện. Cái dở rất dở là nó không bao giờ cho bạn thấy nhiều mặt của vấn đề hay toàn thể câu chuyện. Và cái dở hơn cả là nó chẳng mấy khi bàn về nguyên nhân và cách thức thay đổi vấn đề một cách hiệu quả cả.

Báo chí giống như chỉ là thế giới của con báo và con chí, cuộc đời còn hàng triệu loài động vật khác mà chẳng bao giờ được nó đề cập tới. Cho nên các bạn đọc các bài báo về mình, vui lòng đừng mặc định tin mọi thứ trên ấy. Ví dụ chuyện học Anh Văn, báo chí chỉ biết mình từng đi Philipines, từng đạt học bổng khoá IELTS và bạn có thể kết luận nhờ hai thứ này mà mình khá ổn Anh Văn. Điều này sai. Việc đi Philipines lẫn khoá IELTS giống như con báo và con chí mà thôi, chỉ là khía cạnh rất nhỏ trong hành trình học Anh Văn của mình. Mình có được hôm nay (tự tin giao tiếp tốt, đọc sách, dịch sách, thậm chí có thể diễn thuyết một cách tự tin về mọi chủ đề và đang nhom nhem viết cả một cuốn sách tiếng Anh (tạm đề: Sweet Philosophy) là do quá trình tự học, tự mày mò, nghiên cứu các phương pháp học thịnh hành rồi lại tự sáng tạo thêm nhièu các phương pháp học riêng của bản thân – không liên quan việc đi Phillipines hay đi học khoá IELTS chút nào.

Sau một thời gian tự học và hướng dẫn nhiều bạn học Anh Văn, mình thấy có một số hiểu lầm của mọi người về học Anh Văn là:

Mất Gốc

Đa phần mọi người cho rằng bản thân bị ‘mất gốc’ và những gì học trong trường ngày xưa về ngữ pháp là vô nghĩa. Điều này SAI.

Những gì bạn đã học chính là cái gốc rễ đang nằm đâu đó trong đầu bạn – vùng vô thức. Tạm gọi cái “gốc” này là những gì chúng ta đã học trên trường: ngữ pháp, từ vựng… Nếu bạn từng có “gốc”, bạn chưa bao giờ mất gốc. Chỉ cần tìm cách khơi lại cái gốc đó và đem ra sử dụng. Không có gốc rễ ngữ pháp, tiếng Anh của bạn được gọi là “bồi”. Còn nếu bạn đã không học gì, không có gốc thì chẳng có chuyện mất gốc chút nào.

Làm cái gốc ấy sống dậy là việc khó khăn nhưng không phải là không thể. Nhớ nhé, đừng sợ mất gốc, chỉ cần tìm cách làm sống lại cái gốc ấy trong bạn thôi.

Du học Phillipines đảm bảo hiệu quả?

Bạn cho rằng phải đi đâu đó như là qua Philipines thì học Anh văn mới giỏi. SAI.

Toàn bộ thời gian gần 6 tháng của mình ở Phil hoàn toàn không giúp ích gì cho việc cải thiện tiếng Anh một chút nào. Tiếng Anh của người Phil khá khó nghe (trừ những người được đào tạo bài bản trong các trường học). Thứ duy nhất tốt khi bạn đi Phil là môi trường nước ngoài buộc bạn phải nói nhiều hơn khiến bạn tự tin hơn. Nhưng nói nhiều hơn có nghĩa gì khi bạn nói sai? Khi bạn nghe dân bản địa nói thứ tiếng Anh bản địa của họ và nói theo thì cũng… hỏng luôn. Thử tượng tượng người Thái nói tiếng Anh với tông giọng trầm bổng như tiếng Thái – rất khó nghe, người Hàn và Nhật cũng vậy. Thời gian ở Philipines vài tháng giao tiếp với người bản xứ mình bị khủng hoảng tiếng Anh trầm trọng vì nói họ không hiểu và họ nói mình cũng không hiểu.

Thứ giúp mình trong việc nghe – nói tiếng Anh tốt sau khoảng thời gian ở Philipines là việc hẹn hò anh bạn trai người Úc. Tiếng Anh của người Úc là tiếng Anh cũng có độ “chuẩn” và chỉ nghe-nói-cãi nhau với anh ấy mỗi ngày thôi khiến “trình” của mình tăng lên cái vọt. Ngày đầu tiên gặp nhau ảnh nói mình nghe được 30% là cùng. Sau ba tháng, là 70% và sau 6 tháng là 90%. Nếu chỉ nghe nói với người Philipines e là sau 6 tháng mình quên sạch những gì mình từng học mất.

Tiếng Anh ở Phil theo mình, rất tệ. Việc các trung tâm quảng cáo um sùm đơn thuần là chiêu bài kinh doanh bán khoá học. Tất nhiên học ở Phil thì cũng tốt thôi nhưng là tốt cho người đã sẵn chăm chỉ, nhiệt huyết, tích cực, chủ động. Còn nếu bạn không có các tính này, đi Phil chỉ tốn tiền. Đây không phải lời chê vô nghĩa, đây còn là kết luận của những người bạn của mình mà đã đi du học Anh ngữ ở Phil. Còn nếu bạn đã là người chăm chỉ, cầu tiến, tích cực, chủ động… Bạn chẳng cần đi bất cứ đâu, học ngay tại nhà, không chi trả gì, bạn vẫn sẽ giỏi.

Đi nước ngoài, cái tuyệt nhất nó cho bạn, là môi trường để nói nhiều, học nhiều – nhưng không phải môi trường nào cũng là tốt và cần thiết, nhớ nhé. Cô bạn của mình sau 6 tháng vừa học vừa làm việc cho một trung tâm bên đó đã tâm sự với mình rất nhiều về những bất cập của trung tâm Anh ngữ bên đó. Mình sẽ không nói nhiều ở đây vì sợ đụng chạm nhiều trường. Tất nhiên cũng có nhiều trường tốt chứ, nhưng bạn biết không, trường ở Philipines đa phần dân Hàn – Nhật theo học tiếng Anh, bạn muốn nói tiếng Anh chuẩn mà không bao quanh mình những người nói tiếng Anh – Anh, Anh – Mỹ, Anh – Úc mà chỉ toàn Anh – Hàn, Anh – Nhật thì về nước tiếng Anh của bạn không xài được đâu.

Nói như vậy không có nghĩa phủ nhận sạch trơn các trường Anh Ngữ, như mình đã nói, nếu bạn chủ động, cầu tiến, chăm chỉ, biết tận dụng mọi cơ hội cải thiện bản thân thì việc đi học ở Phil là rất tốt chứ không phải không. Nhưng nếu như đã có các đức tính này thì ở ngay tại Việt Nam bạn cũng học được, chẳng cần đi Phil đâu. Còn nếu bạn lười biếng, ngại giao tiếp, thụ động… thì dù có ở Mỹ bạn cũng chẳng học được gì chứ đừng nói là Philipines ạ.

Luôn cần rất nhiều tiền

Nhiều người nghĩ muốn học Anh Văn phải chi rất nhiều tiền, thì mới giỏi: SAI.

Nếu bạn đủ sáng tạo, bạn không chỉ không mất tiền mà còn kiếm được tiền từ chính việc học AV của bạn nữa. Như mình đã và đang làm mấy năm nay. Mình dịch sách kiếm tiền, làm việc phiên dịch – kiếm tiền, và đặc biệt mình tổng hợp tất cả những mấu chốt của các phương pháp học Anh Văn mà mình đã trải nghiệm qua – thấy hiệu quả và đúc kết lại rồi làm nó thành một bộ quy trình hoàn chỉnh và chia sẻ nó với mọi người. Mình gọi bộ Tài liệu này, quy trình này là Bảo Bối Thần Chú, thuộc Học Viện Anh Ngữ Thần Chú mà mình lập ra để chia sẻ phương pháp này. Một phương pháp học Anh Văn kết hợp tâm lý học – kinh tế học và cả tâm linh học – sẽ chia sẻ sau trong bài viết này.

Cho nên câu kết luận là: Nếu bạn không đủ thông minh, chăm chỉ, sáng tạo, chủ động… bạn học ở đâu cũng vẫn không hiệu quả đâu. Còn nếu bạn đủ quyết tâm, tinh thần cầu tiến, yêu thích việc học thông minh sáng tạo… bạn có thể học bất cứ đâu, thậm chí chỉ ngồi nhà, vẫn giỏi như bất cứ ai. Thật đấy!

Những lời hứa hẹn cam kết giỏi sau x tháng

Bất cứ trường Anh Ngữ hay phương pháp nào mà hứa hẹn kiểu sau 3-6 tháng là nhất định sẽ giỏi vân vân mây mây đều là chiêu bài dụ dỗ hết. Việc học thật sự không ai có thể hứa điều gì ngoại trừ lời hứa:

“Nếu bạn đầu tư đủ tâm sức, bạn sẽ gặt thành quả chính xác bằng với những gì bạn bỏ ra!”

Các bạn học viên của mình thường hỏi những câu như là:

Hỏi: “Sau 3 tháng em sẽ đạt những gì?”

Đáp: “Nó hoàn toàn tuỳ vào bạn. Ví dụ cùng hai người bỏ ra 3 tháng học nhưng người học mỗi ngày 20 phút chắc chắn sẽ khác người bỏ ra 2 tiếng/ngày chứ, đồng ý không? Trong Học Viện của mình bạn phải tự thiết lập ra mục tiêu của chính mình, bạn muốn đạt những gì sau 3 tháng, tương ứng với mục tiêu như vậy thì bạn lên kế hoạch học cụ thể cho bản thân mình như thế nào? Tâm lý học về nghệ thuật đặt mục tiêu sẽ được hướng dẫn chi tiết trong Học Viện. Đặt mục tiêu hợp lý sẽ giúp bạn đạt được nó rất dễ dàng. Mục tiêu hợp lý như là: ‘Sau ba tháng, tôi có thể nói chuyện, phát âm, dù chậm nhưng chuẩn, nói không cần nhanh nhưng đủ cho đối phương luôn hiểu điều mình nói’. Nó khác với kiểu mục tiêu: ‘Sau ba tháng tôi phải nói nhanh như gió’ – đây là một mục tiêu rất dở. Mục tiêu mà mù mờ và không hợp lý bạn sẽ khó mà đạt được.

Bộ Tài Liệu Anh Ngữ Thần Chú thiết kế để bạn có thể hoàn thành sau 3-6 tháng cho người bận rộn, nhưng nếu bạn đủ chăm chỉ, bạn hoàn toàn có thể hoàn thành chỉ sau MỘT tháng duy nhất (ngày 2-3 tiếng) và những ai hoàn thành bộ Tài Liệu này chỉ sau 01 tháng sẽ nhận được quà hoặc học bổng trị giá 500k-1 triệu tuỳ vào chương trình học bổng đăng trên Học Viện mỗi tháng.

Để hiểu thêm về tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu trong cuộc sống, mời bạn đọc link bài viết này của mình:

Tóm cho mình một mục tiêu, và cuộc đời sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều

Ngoài ra còn các hiểu lầm khác cần được hoá giải ngay:

Nói tiếng Anh như gió

Có hai loại người nói tiếng Anh rất nhanh: loại một là những người đã tự tin và đã làm chủ ngôn ngữ này, họ nói nhanh nhưng vẫn rõ từ và đúng ngữ pháp (đôi khi tắt cho nhanh vẫn được chấp nhận), và loại thứ hai là loại thường xảy ra với chúng ta ấy là khi ta nói nhanh vì ta… rất không tự tin. Ta không chắc mình phát âm đúng cũng chẳng nghĩ mình nói đúng ngữ pháp cho nên nói nhanh như gió hòng… che bớt đi những lỗi sai và sự thiếu tự tin của mình.

Cho nên bạn ạ, không phải khi nào nói nhanh như gió cũng là hay.

Hãy bắt đầu chậm thôi, nói chậm, tự tin, rõ, đúng và sau khi tự tin hơn rồi thì tự động tốc độ nói của bạn sẽ tăng dần cùng với sự tự tin của bạn.

Ai cũng giỏi tiếng Anh, trừ tôi?

Tự ti và giấu dốt là hai điểm yếu của hầu hết chúng ta trong việc học Anh văn. Nhìn người khác chăm chú nghe và gật đầu lia lịa trong khi mình chẳng hiểu thầy nói gì dễ khiến ta tự ti rằng mình yếu kém quá, tâm lý mặc cảm này rất nguy hại. Ai học tiếng Anh cũng từng trải qua những giai đoạn ngu ngơ mu mơ, hãy tự tin rằng với phương pháp tốt bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng, đừng so sánh mình với người khác vì mỗi người có xuất phát điểm và trí thông minh ngôn ngữ khác nhau.

Giống như câu chuyện bên trên, chúng ta thường hay mặc định cứ người nước ngoài thì sẽ giỏi tiếng Anh, đặc biệt cứ người da trắng là “auto” nói tiếng Anh, điều này không phải. Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nhưng nó không phải ngôn ngữ được dùng nhiều nhất trên thế giới. Bên cạnh đó tiếng Tây Ban Nha và tiếng Hoa cũng là hai ngôn ngữ mạnh khác. Nhiều người nước ngoài họ có xuất phát điểm cũng như bạn thôi nhưng điều khác biệt là họ không sợ sai, ít tự ti và không ngừng học tập mỗi ngày.

Bạn không chê cười một người nước ngoài khi họ phát âm sai tiếng Việt, dù nghe buồn cười thật đấy và bạn có thể cũng cười để động viên họ, nhưng chắc chắn bạn không chê cười và xem thường họ, đặc biệt khi thấy họ cố gắng nhiều như vậy. Cũng thế thôi, khi bạn nói sai, phát âm sai từ hoặc ngữ pháp, người nước ngoài không chê cười bạn nên xin đừng xấu hổ, đừng tự ti. Họ thậm chí sẽ khuyến khích và sửa sai cho bạn nếu cần, có điều hãy giao tiếp với tâm thế một người học hỏi, nói chậm và kiên nhẫn sửa, đừng nói quá nhanh khiến họ không hiểu nhưng cũng không dám hỏi lại nhiều lần. Cho nên việc nói chậm có nhiều tác dụng hơn bạn nghĩ đấy.

Bản thân mình đã học bao nhiêu phương pháp mà đều không thành công, thấy mệt, thấy chán và thấy oải lắm. Mình từng nghĩ bản thân chắc không nói nổi tiếng Anh khi trong quá khứ từng bị một cô giáo người Việt chê là “phát âm kinh khủng”. Tự ái, xấu hổ và buồn lắm, gần như bỏ cuộc luôn một thời gian ấy. May là sau này gặp nhiều người nước ngoài họ đều không chê nên bản thân bớt tự ti đi, mà tự tin hơn. Và giờ thì khi mình nói chuyện với những người bạn nước ngoài, dù Mỹ, Úc, Canada, Châu Âu chăng nữa, một lời khen đáng yêu mình thường được nhận là họ khen mình nói chuyện rất “ngọt”, ngọt ngào trong giao tiếp là rất quan trọng. Đôi khi nó “xoá” đi mọi lỗi lầm khác ấy hihi. Ví dụ mình phát âm không chuẩn 100% mọi từ, nhưng chẳng sao cả, âm điệu trầm bổng đầy cảm xúc khi nói chuyện khiến cho đối phương cứ phải nói là “khoái tít thò lò” bao nhiêu lỗi phát âm sai đều trở thành mây khói haha.

Trong kĩ năng nghe-đọc-nói của Học Viện, mình rất chú trọng các bạn đọc câu thần chú, câu chuyện phải có âm điệu trầm bổng trong câu nói, điều này rất quan trọng vì bao nhiêu năm học trên trường dạy chúng ta đọc ngang như cua nghe rất khó chịu, hệt như khi người nước ngoài nói tiếng Việt không dấu ấy, nghe tụt cảm xúc lắm: “Chao em, em nam nai bao nhiu tui?” ví dụ vậy, nghe chán ơi là chán, nhưng có âm có dấu dô là sẽ khác liền “chào em,…”. Tiếng Anh cũng vậy thôi, nếu mình đọc hay nói mà không có trọng âm, ngữ điệu, cảm xúc thì nó như tiếng Robot hay chị google ấy, người nước ngoài họ nghe họ cũng chán.

Nhưng một điều quan trọng bạn không biết là người Việt chúng ta đã quen với các loại dấu sắc – huyền – ngã trong nói chuyện tiếng Việt, nếu chúng ta biết cách tận dụng khả năng “đặt dấu huyền-sắc-ngã” này của mình vào tiếng Anh thì nó sẽ khiến cho giọng của chúng ta nghe rất đáng yêu, rất ngọt ngào, rất thu hút. Bởi vì bản thân người nước ngoài với nhau họ nói đúng phát âm các thứ, tất nhiên – nhưng họ không đặt quá nhiều sắc thái vào câu nói đâu, không có chất giọng trầm bổng từ gốc rễ như chúng ta ấy. Điều này mình rút ra sau khi giao tiếp với rất nhiều người nước ngoài và đặt câu hỏi cho họ nữa. Họ cứ khen giọng mình ngọt ngào, trầm bổng, dễ thương nên mình hỏi lại “ủa nước mày người ta không nói như vậy hả?” thì câu trả lời thường nhận được là “không, ở đây mọi người không nói như vậy”. Cái không giống này tức là không có nhiều “hồn” và “cảm xúc” như cách chúng ta nói á.

Ví dụ sao cho dễ hiểu nhờ, khi bạn nói chuyện với người lớn bạn nói chuyện giọng khác, khi bạn nói chuyện với con nít bạn nói chuyện kiểu khác, đúng không? Khi nói với con nít, bạn cũng nói như nó, kiểu lên xuống giọng, uốn giọng, trầm bổng đủ sắc thái. Thế thì khi chúng ta nói chuyện với người nước ngoài vừa phát âm đúng kiểu của họ, vừa thêm sắc thái tiếng Việt của chúng ta nó sẽ khiến cho việc nói đầy màu sắc tươi mới, thú vị và ngọt ngào kiểu rất lạ, rất mới, rất đáng yêu. Cái này có lẽ mấy bạn phải luyện nói nhiều và đi nói với người nước ngoài nhiều thì mấy bạn sẽ hiểu hơn.

À mình nhớ một ví dụ này, một lần mình nói chuyện với một chàng trai Hàn Quốc, anh chàng đang ở Sài Gòn để học tiếng Việt. Anh chàng khen mình bằng tiếng Việt: “Ôi, vườn hoa của bạn đẹp quá. Bạn cũng đẹp như một bông hoa.”

Chết cười, tiếng Việt mình có ai nói như vậy đâu chứ, “em đẹp như một bông hoa” sao? Buồn cười chết được, nhưng vì nó là người Hàn đang học nói tiếng Việt nên đâm ra câu ấy tự nhiên lại dễ thương dễ mến chết được. Mỗi khi người nước ngoài nói một ngôn ngữ mới, họ cho nó những sắc thái mới mà dân bản địa không thể có được, đây chính là ưu điểm mà mình nghĩ người Việt chúng ta có thể tận dụng rất nhiều vào trong việc giao tiếp tiếng Anh.

Nhớ nhé, phát âm đúng và chèn thêm thật nhiều sắc thái trong câu nói, sẽ khiến cho việc giao tiếp đáng yêu gấp trăm lần bình thường và khiến bạn thành người nói chuyện rất cuốn hút đấy. Tất nhiên nó còn nhiều yếu tố khác liên quan như người đọc sách nhiều, hiểu biết nhiều kiến thức, có khả năng quan sát, biết “chơi” với ngôn từ thì sẽ nói chuyện kiểu khác với người nói chuyện như một học sinh trả bài cho giáo viên.

Bí mật của việc giao tiếp đều sẽ được chia sẻ chi tiết trong Học Viện nhé, một bài này không đủ chỗ đâu ạ. Bật mí sơ sơ là nói chuyện có chất logic, chất thơ, chất hài, chất thông minh thì sẽ khiến đối phương “khoái tỉ” ngay. Làm sao để có các chất này thì là câu chuyện khác.

 

Kĩ năng nghe là quan trọng nhất?

Chúng ta nghĩ nghe là quan trọng nhất vì chúng ta không nghe được khi người khác nói. Thật ra mọi kĩ năng đều quan trọng như nhau vì bạn nghe được mà không nói được thì có nghĩa gì? Nghe và nói luôn là hai kĩ năng được đề cao hàng đầu và mọi trung tâm, phương pháp học dường như đều tập trung vào đây. Cũng dễ hiểu sau nhiều năm ở trường trung học chúng ta đọc và viết biết bao nhiêu cũng có hiệu quả đâu, viết giỏi ngữ pháp có phải là biết nói đâu? Chính vì vậy mà mọi người thường hay xem thường hai kĩ năng này. Nhưng để mình bật mí với bạn một kĩ năng bị xem thường nhất nhưng lại quan trọng nhất để bắt đầu nếu bạn là một người có các “tính xấu” bên trên: mất gốc, tự ti, không biết bắt đầu từ đâu, nói không được và nghe cũng chẳng xong, không có nhiều tiền đi trung tâm… vâng, kĩ năng ấy là chép và dịch. Tại sao thì dần dần sẽ được giải thích cụ thể sau trong các bài học nhé.

Riêng đối với việc nghe thì nghe làm sao để hiệu quả cũng có nhiều chuyện đáng nói lắm. Học nghe hiệu quả nhất là kết hợp luật nghe của trẻ con: nghe thật nhiều, khi nghe đủ nhiều mới bắt đầu lặp lại một vài từ, sau đó lặp câu. Nhưng chúng ta đã lớn, không thể chỉ nghe kiểu con nít mà phải kết hợp nhiều quy luật nghe khác: Nghe 100 phút về một đoạn hội thoại kéo dài 1 phút sẽ hiệu quả hơn gấp 100 lần nếu bạn nghe một đoạn hội thoại dài 100 phút (như phim chẳng hạn). Việc tắm tiếng Anh là hoàn toàn không cần thiết nếu bạn nghe những thứ bạn chẳng hiểu gì. Tắm tiếng Anh thì nó đi vào vùng vô thức của bạn, nhưng cái gì vào vùng vô thức đều khó lấy ra để xài lắm nên nghe làm sao để nó đi vào vùng nhận thức sẽ tốt hơn nhiều.

Một quy luật khác của nghe là nghe kết hợp nhìn thấy những gì mình đang nghe (phụ đề tiếng Anh) thì hiệu quả gấp nhiều lần nghe mà không nhìn thấy chữ, vì nhiều giác quan học cùng một lúc thì thông tin học sẽ ghi sâu hơn vào não so với việc chỉ học bằng một giác quan.

Về ngữ pháp

Có hai luật trong việc học ngữ pháp mà mình đã đúc kết ra:

Một là chép: chép cấu trúc ngữ pháp và chép câu ví dụ, cộng với dịch câu ấy ra, để hiểu cách dùng thì.

Hai là đặt câu: Sau khi đã hiểu cách dùng thì rồi chuyển sang bước đặt câu tương ứng với thì vừa học. Nhưng đặt câu cũng cần nghệ thuật nhé, bạn không nên đặt câu về Mary hay Peter nào đó, mà phải đặt câu với chính bản thân bạn trong câu nói, trong tình huống cụ thể của bạn trong đời sống. Đặt càng nhiều câu liên quan tới cuộc sống của chính mình thì sau này bạn sẽ giao tiếp phản xạ cực kì nhanh và hiệu quả.

Ví dụ về thì hiện tại tiếp diễn. Chép: S + am/is/are + V-ing, chép một câu mẫu (có thể google và chép lại). Sau đó tự đặt câu. Thay vì đặt: ‘Mary is watching TV’ như các câu mẫu hay làm thì hãy đặt những câu như là: “I am learning English right now. My mom is cooking dinner. My dad is watching football game on TV. My cat is playing with her favotite toy: my poor food. Awwhhh, she got me…” Ví dụ thế. Đặt càng nhiều câu bạn càng giỏi cách dùng thì đó, và câu bạn đặt càng nhiều âm thanh, màu sắc, hành động, mùi vị thì việc giao tiếp sau này trong cuộc sống sẽ càng trở nên dễ dàng.

Đây là cách học Ngữ pháp hiệu quả nhất và bổ trợ trực tiếp cho việc giao tiếp sau này, chứ không phải chỉ là điền từ vào chỗ trống như cách trường học hay sách vở truyền thống hay dạy chúng ta rất nhàm chán.

Một điều quan trọng khác khi đặt câu như vừa nói, là hãy tập miêu tả nhiều hơn về hương vị, màu sắc, cảm xúc, âm thanh… đây là những thứ sẽ biến việc giao tiếp của bạn trở thành rất… thơ, rất nghệ thuật, rất cuốn hút mà bất cứ ai sau này khi giao tiếp với bạn cũng sẽ bị thu hút.

Ví dụ tiếp về thì hiện tại tiếp diễn chẳng hạn, diễn tả một hành động đang xảy ra ở thời điểm hiện tại. Ví dụ khi người bạn hay người yêu hỏi bạn “Good morning! What are you doing?”

Thay vì chỉ trả lời, “Good morning. I’m waking up… bla bla” hãy nói gì đó nghịch hơn, như là: “Oh, I’m just doing my usual job everyday: missing you. haha” hoặc cái gì đó đầy chất thơ “Oh, it’s always so good to hear from you in the morning like this. You just like the sunshine I need to wake myself up and start an awesome new day. How does the sunshine treat you this morning?”

Vội viết mình không tìm ra được nhiều ví dụ hay ngay lập tức nhưng tin mình đi, nếu như bạn có khả năng miêu tả và đưa nhiều âm thanh, màu sắc, hương vị, cảm xúc vào những câu giao tiếp của bạn hàng ngày (nhắn tin hoặc nói chuyện), thì việc giao tiếp trở thành như tiểu thuyết ấy, thú vị vô cùng. Bản thân mình chẳng ngày nào mà không nói chuyện kiểu ngọt ngào, hài hước và đôi khi tưng tửng điên điên nhưng khiến cho đa phần những ai nói chuyện với mình đều phải “aww” lên một tiếng thích thú.

Ví dụ mình đùa với anh người yêu “Will you marry me?” (Ảnh hỏi mình câu này hoài, thỉnh thoảng mình khoái đùa lại cho vui thôi)

Ảnh nói, “Oh, I don’t know. Let’s me think.”

Mình nói, “Think as much as you want, then just say ‘yes’.” khiến ảnh cười rầm rầm.

Hoặc “I need to tell you one thing that I have a girlfriend already.”

“Don’t worry. You are so beautiful. You deserve two girlfriend.” Lại cười ầm ầm.

Mình khoái nói chuyện khiến người khác cười rầm rầm lắm và may mắn là mình có khả năng đó. Không cách giao tiếp nào hiệu quả, đi vào lòng người tuyệt đối cho bằng những tràng cười hài hước, tinh tế. Không phải ai cũng có năng khướu nói chuyện hài hước nhưng yên tâm, phương pháp của Học Viện Anh ngữ Thần Chú sẽ giúp bạn trau dồi chất hài hước của bạn một cách cực vui và hiệu quả thông qua môn Meme- Bùa Cười.

Đây hiện là phương pháp học độc quyền của mình, trên Học Viện lẫn trong bộ tài liệu mình chia sẻ rất nhiều hình ảnh, câu chuyện, tình huống hài hước, châm biếm (nước ngoài gọi là meme). Thông  qua các meme này bạn học cách phản xạ trong tiếng Anh, học ngôn ngữ cuộc sống, học văn hoá của người nước ngoài, hiểu cách họ cười, chất hài hước của họ, mối quan tâm của họ, góc nhìn của họ… tất cả những điều này sẽ giúp cho năng lực giao tiếp tiếng Anh của bạn lên một tầm cao mới: tự nhiên, sâu sắc, hợp lý, đi vào lòng người.

Không một ai không thích nói chuyện với người làm mình cười. Hãy rèn khả năng “chọc cười” này và ai cũng sẽ mong muốn được nói chuyện với bạn. Làm sao để học từ các meme- bùa cười, làm sao để ứng dụng chúng vào đời sống thực tế để mang lại hiệu quả cao trong mọi cuộc giao tiếp, xin chia sẻ sau chứ ở đây cũng không đủ chỗ hihi.

Nhưng mình dám nói, sẽ không có một phương pháp học Anh ngữ nào có thể khiến bạn cười nhiều cho bằng phương pháp ứng dụng Bùa cười của mình đâu nhé. Thật ấy, không tin hỏi các học viên của mình thì biết.

Về phản xạ

Phản xạ là khả năng hiểu và đáp lại tức thời. Nhưng đáp lại sao cho duyên dáng, đáng yêu, thú vị, thông minh lại là chuyện khác nha.

Việc học ngữ pháp bằng phương pháp đặt câu của mình như nói bên trên sẽ giúp các bạn tăng phản xạ trong giao tiếp.

Việc nghe sao cho hiệu qủa để phát âm và nói cho chuẩn, cho hay cũng là một phương cách bổ trơ trực tiếp cho việc phản xạ sau này của bạn. (Ví dụ các “mẹo” ghi nhớ khi phát âm để chỉ sau một tuần học phát âm, đảm bảo bạn sẽ nhận ra ngay sự khác biệt của bản thân và nhận ra cả việc học phát âm sai từ các thầy cô thời trung học là tai hại thế nào. Một đứa trẻ 7 tuổi nghe và phát âm đúng theo rất dễ dàng nhưng một người 17 tuổi thì khác, họ nghe nhưng vẫn phát âm kiểu học trên trường chứ không giống như những gì họ nghe. Cái này mình cũng có làm video so sánh đăng lên Học viện khi bản thân tập đọc cho bé Minh Anh 7 tuổi và hai em học viên 16 tuổi. Bé 7 tuổi phát âm tốt hơn rất nhiều, học rất nhanh trong khi các bạn 16 tuổi mất nhiều thời gian hơn để… quên hết những gì mình được học và gần như học lại từ đầu.)

Việc chép sẽ cho bạn thấy sức mạnh của việc tác động vào vùng vô thức là rất mạnh mẽ nếu ta biết cách tác động nó một cách đúng đắn. Cụ thể việc chép này có liên quan trực tiếp đến khả năng ghi nhớ, khả năng tập trung của bạn, chưa kể đến tính kiên nhẫn, tính thiền… Nhưng chép gì và chép như thế nào thì trong học viện mình sẽ nói rõ hơn. Đây là bí mật của các câu thần chú. Thần chú là câu chứa sức mạnh cực lớn, cứ chép và dịch đi bạn sẽ thấy.

Việc dịch là một việc làm bổ trợ cho khả năng giao tiếp và phản xạ của bạn một cách khủng khiếp. Nó là bước chuyển tiếp nhẹ nhàng tinh tế nhưng vô cùng hiệu quả cho bạn trong việc nói tiếng Việt – tư duy tiếng Việt sang tư duy tiếng Anh và nói tiếng Anh.

Nhìn vào khả năng dịch của một người có thể biết được khả năng “dùng từ” của người đó vào cuộc sống. Nhìn vào việc dịch của chính mình bạn sẽ nhìn thấy ngay “trình” của mình đang ở mức nào, mình đã tiến bộ ra sao, sự khác biệt của hai văn hoá, hai ngôn ngữ là như thế nào. Vì có những từ, những câu mà tiếng Anh đơn giản thế, hay thế nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì không làm sao diễn đạt cho nó hay bằng tiếng Anh được, ví dụ một câu thần chú trong bộ bảo bối: “Autumn teachs us how beautiful it is to let things go”. Rất khó dịch sang tiếng Việt để mà giữ nguyên được tinh thần của câu thần chú này. Rồi ví dụ như tiếng Việt mình có chữ “thương” khi dịch sang tiếng Anh chỉ có mỗi từ “love” thường được dịch là yêu, “thương” và “yêu” là hai từ khác nhau nhưng trong tiếng Anh chỉ có “love” cũng là một cái khó khác.

Mỗi ngôn ngữ có một linh hồn riêng, một cá tính riêng mà nếu bạn hiểu nó bạn sẽ vận dụng nó một cách rất dễ dàng. Bạn sẽ yêu nó và quý nó và rồi nó sẽ trở thành một phần của cuộc đời bạn không thể tách rời. Đây là cái đích chung của các bạn học ngoại ngữ, là khi ngoại ngữ tức ngôn ngữ bên ngoài trở thành ngôn ngữ bên trong luôn, thành một bộ phận của chính bạn luôn. Ví dụ bản thân mình nếu như trong bất cứ trường hợp nào mà nói một mình, như khi tắm hay nói lẩm bẩm hay độc thoại một mình chẳng hạn, đều tự động dùng tiếng Anh, thấy nó dễ hơn tiếng Việt rất nhiều.

Việc dịch thuật có một “sức mạnh” thần kì trong quá trình học Anh văn mà trước giờ chưa nhiều người phát hiện ra. Mình đã phát hiện ra nó sau quá trình nhiều năm tự học nên muốn chia sẻ với các bạn. Để dịch bạn không cần lớp học, không cần thầy cô, bạn chỉ cần điện thoại hay laptop có chương trình tra từ hay thậm chí một cuốn từ điển là đủ. Nó là cách tiết kiệm và hiệu quả nhất mà cha ông ta hồi quá khứ đã học ngoại ngữ. Họ dịch các tờ báo tiếng Anh, dịch sang Việt rồi lại dịch từ Việt sang Anh – với một cuốn từ điển, vậy mà việc học của họ sâu và chất lượng vô cùng. Ngày nay chúng ta có đủ các thể loại máy tính, điện thoại, app, chương trình học nhưng sự kiên trì, nhẫn nại đã bị mất, chúng ta cần những thứ thật thu hút và hấp dẫn để bù lại. Nó là điểm mạnh và cũng là điểm yếu. Phương pháp của mình lấy được thế mạnh của cả hai thời kì: tác dụng lớn của việc học bằng phương pháp dịch thuật và lợi thế về tài liệu học phải thật thú vị, thu hút, tính ứng dụng cao thay vì những bài báo của các cô chú thời xưa.

Dịch thuật là một chuyện nhưng dịch cái gì cũng rất quan trọng. Nếu bạn biết dịch thuật là đủ, thế thì đi mua những tờ báo tiếng Anh, tiểu thuyết tiếng Anh về chép-dịch đi – đảm bảo bạn sẽ bỏ dép mà chạy sau ba hôm đầu. Vì lượng ngôn từ trong sách báo, tiểu thuyết và tính ứng dụng đời sống của nó không cao.

Cũng là chép dịch nhưng tài liệu mình đã sáng tạo, tìm tòi và phát triển cho các bạn trong Học Viện mới thực là thứ cần nói tới. Mình đã đọc đủ nhiều và tự học đủ nhiều để biết cái nào hay, cái nào hiệu quả, cái nào thu hút. Bởi vì không giấu gì các bạn, mình là một người cực kì KHÔNg kiên nhẫn và RẤT MAU CHÁN. Bất cứ phương pháp nào sau một thời gian ngắn mình học mà không thấy hiệu quả, hay có hiệu quả nhưng thấy chán là mình bỏ liền. Cho nên việc phát triển tài liệu học phải thật thú vị, bắt mắt, bắt tai, thu hút học viên từ mọi giác quan là điều rất quan trọng với mình. Nhìn vào bộ tài liệu của mình bạn sẽ thấy, nó đầy ắp hình ảnh đẹp, trực quan, đầy màu sắc và dám cá là chưa có một bộ tài liệu nào lại trông “ngon lành” đến vậy hihi.

Việc kết hợp công việc tay chân (thủ công bóc-dán) cũng tác động vào việc học đó nha. Rồi việc bạn phải tự đặt bút xuống viết ra mục tiêu, lập ra kế hoạch học tập của riêng mình cũng là những “bài tập” liên quan tâm lý học hành vi giúp cho việc học hiệu quả hơn nữa đó.

Học Viện Anh Ngữ Thần Chú – Phi Mantras Academy là nơi mình chia sẻ mọi bí kíp, bài học, cách thức, câu chuyện, quá trình mà bản thân mình đã kinh qua và đúc kết lại. Nó sẽ tiết kiệm cho bạn vô số thời gian, công sức và cả tiền bạc nữa. Thậm chí Phi còn giúp bạn kiếm tiền từ việc học Anh Văn thông qua các dự án của cá nhân mình lẫn của học viện. Vui lắm!

Anh Văn là một trong Ba món Bảo Bối đã giúp mình thay đổi cuộc đời, sống cuộc sống giàu đẹp, tự do hạnh phúc, mong nó cũng sẽ giúp bạn. Và nhớ nhé, mình không DẠY bạn học Anh Văn. Mình HƯỚNG DẪN bạn phương pháp của mình và song song tạo ra môi trường học vừa vui vừa dễ thôi.

Ba điều tối quan trọng trong việc học nói chung và học Anh văn nói riêng:

Động lực

Tham gia Học Viện bạn sẽ được hướng dẫn cách tự tạo ra động lực bền vững, tự thắp lửa cho bản thân và một khi lửa đã cháy, coi chừng, bạn sẽ bị nghiện học đấy.

Tạo động lực cũng cần có nghệ thuật: động lực càng được cá nhân hoá, cụ thể hoá và thực tế hoá thì càng giúp bạn bắt lửa nhanh hơn. Động lực mà làng nhàng thì học cũng làng nhàng ngay.

Động lực tốt nhất là khi nó liên quan tới thực tế cơm áo gạo tiền ngay trong hiện tại, chứ không chỉ trong tương lai.

Phương Pháp

Học bất cứ gì cũng vậy, có phương pháp đúng và kiên trì theo đuổi phương pháp ấy sẽ tiết kiệm cho bạn rất rất nhiều thời gian lẫn sức lực. Không có phương pháp đúng giống như không có bản thiết kế trước khi xây nhà, xây bao nhiêu năm cũng vẫn không ra được cái hình thù gì.

Phương pháp Anh ngữ Thần Chú là phương pháp được mình đúc kết từ rất nhiều các phương pháp nổi tiếng trên thế giới (phương pháp nghe thụ động, phương pháp Effortless, phương pháp Đoremon Thần Kì, phương pháp phản xạ…) kết hợp cùng nhiều năm thực hành của bản thân và rất nhiều nỗ lực sáng tạo để cho ra một bộ tài liệu (làm thủ công) giúp cải thiện đủ bốn kĩ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết và trước khi phát triển bốn kĩ năng này, Học Viện Thần Chú chú trọng giúp bạn phát triển bộ rễ trước thông qua hai kĩ năng mà có thể bạn chưa bao giờ nghe nói tới: Chép – Dịch. Mọi người thường bỏ qua bộ rễ nên việc học mới khó và không hiệu quả. Như một cái cây, nếu bạn chịu khó chăm sóc bộ rễ trước thì khi rễ đủ mạnh, cây sẽ lớn rất nhanh.

Cụ thể thì đọc bên dưới ha.

Môi trường

Học Viện Online là nơi tạo môi trường cho mọi người cùng đọc những tin hài hước, dịch thần chú, tin tức quốc tế thú vị, chia sẻ câu chuyện, trải nghiệm thực tế, thực hành các kĩ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết (Phát triển cành nhánh) và nhất là tham gia các thử thách hàng tháng (phần thưởng lên đến 1 triệu đồng) và chia sẻ các cơ hội kiếm tiền từ việc học Anh Văn (thử thách ai-chăm-hơn hàng tháng, giúp Viện trưởng tư vấn cho các bạn mới đang muốn tham gia, tham gia việc dịch sách, tham gia sáng tạo và hoạt động hậu cần cho Học Viện: Thiết kế bộ tài liệu, làm sổ tay thủ công…)

Viện Online không áp lực về thời gian học hay áp lực “trả bài”, nó đơn giản là một môi trường để mọi người cùng rèn phản ứng với Anh ngữ một cách hài hước mỗi ngày và tham gia các hoạt động để tăng thêm động lực học.

Bộ tài liệu là cho các bạn tự học khi Offline (phát triển bộ rễ) và tham gia các thử thách mỗi tháng. Bộ tài liệu này bạn không thể tìm được ở đâu khác ngoài Học Viện Anh Ngữ Thần Chú nha. Tại sao bạn lại không thể tìm và tại sao bộ tài liệu này là quý hiếm thì chắc phải tham gia Học Viện mới biết bạn ạ hihi.

Tương lai khi Học viện phát triển và ổn định về phương pháp, cách thức, cách hoạt động, Học Viện sẽ mở các workshop online và có khi cả Học Viện Anh ngữ Thần Chú tại các tỉnh thành. Lúc này sẽ cần rất nhiều nhân lực và các bạn thành viên sẽ là những ứng viên đầu tiên mà Học Viện muốn cùng hợp tác.

Ngay lúc này, ngoài các học viên (Memes) ở khắp các tỉnh thành trên Việt Nam, từ Nam chí Bắc, Đông sang Tây, thì Học viện hiện đã và đang có các thành viên ở nhiều nơi trên thế giới: Mỹ, Úc, Nhật, Balan, Ý. Mong là sẽ nhiều nước hơn tham gia Học Viện của chúng ta.

Các bạn học viên trong Học Viện đều đã có người kiếm được tiền nhờ: Giúp Viện Trưởng tư vấn cho thành viên mới; thắng giải thử thách đầu tiên; Giới thiệu Học Viện cho bạn bè; Làm công tác hậu cần…

Nguyên tắc số một của Học Viện là: bạn phải học trước, cố gắng trước và thấy được hiệu quả của phương pháp bằng chính thực chứng của bạn, chỉ sau đó thì bạn mới có thể bắt đầu công việc cộng tác tư vấn cho Học Viện. Bạn không thể tư vấn nếu như bạn chưa trải qua, chưa thực chứng và chưa tự tin về việc bạn đang làm. Đấy là logic đơn giản.

 

Bây giờ, giới thiệu sơ về THẦN CHÚ – phương pháp phát triển hai kĩ năng bộ rễ: Chép và Dịch

 

Cách tốt nhất để học từ và ngữ pháp, là học thông qua câu hoàn chỉnh, có nghĩa, nhưng câu cần được chọn lọc kĩ càng. Ví dụ: câu “Phi Tuyết giỏi tiếng Anh và có cuộc sống xinh đẹp” – câu này chán òm ai thèm học, nhưng nếu như câu là “Nếu ngay bây giờ tôi bắt đầu học và học chăm chỉ, sáu tháng sau tôi có thể giỏi tiếng Anh, tôi sẽ sống một cuộc sống xinh đẹp, rực rỡ và cả giàu có, hơn bà phù thuỷ Phi Tuyết, đẹp hơn bả, cà khịa hơn bả, có người yêu ngon hơn bả, tự tin giao tiếp với bất cứ ai, không sợ bố con thằng nào…” Đấy, ví dụ vậy. Tự dưng thấy hứng thú liền nè hihi

Đùa chứ, để mình ví dụ bạn vài câu thần chú nha: “Nếu như bạn còn quan tâm đến người khác nghĩ gì về bạn, bạn còn là tù nhân của họ”; “Họ muốn chôn vùi chúng ta, nhưng họ không biết rằng: chúng ta là hạt giống”; “Hãy gầy dựng một cuộc sống, không chỉ đẹp bên ngoài mà còn tốt cả bên trong”; “Mỗi sáng thức dậy bạn có hai lựa chọn, hoặc là tiếp tục ngủ và mơ giấc mơ của bạn. Hai là thức dậy và tìm cách đạt được giấc mơ đó”; “Bí quyết thành công nằm ở những việc làm nhỏ bé thường ngày của bạn”… – Đây là những câu thần chú.

Bạn sẽ nghĩ những câu này trên mạng đầy, tự lấy về học cũng được. Ồ tất nhiên, nhưng cẩn thận nhé. Vì không phải câu nào nghe hợp lý cũng là đúng đâu, và không phải câu nào mọi người đều tán thưởng cũng là đúng đâu bạn ạ.

Đó là lý do tại sao Viện Trưởng phải lựa chọn rất kĩ lưỡng các câu thần chú trước khi chia sẻ cho các bạn ở đây hay in ra trong bộ tài liệu. Vì một câu mang tinh thần sai sẽ tác động vào cuộc sống của các bạn theo cách tiêu cực kiểu “sai một ly đi một dặm”. Ví dụ những câu không phải thần chú, thậm chí là độc-hại-chú: “Đừng bao giờ tin tưởng những người mà cảm xúc của họ thay đổi theo thời gian, nhưng chỉ tin những người mà cảm xúc không bao giờ thay đổi kể cả khi thời gian thay đổi”

Một câu ngu xuẩn mặc dù nghe rất hợp lý.
Cảm xúc là thứ luôn thay đổi, đây là điều đầu tiên người ta phải chấp nhận vì nó đơn giản là thực tại khách quan.
Một đứa nhỏ thích búp bê không thể bắt nó trưởng thành vẫn thích búp bê.
Một người chồng thích ăn cá kho không thể bắt anh ta ăn cá kho suốt 3 bữa một ngày, 7 ngày một tuần mà vẫn bắt anh ta phải thích.
Một người vợ từng nhỏ nhẹ dịu dàng nhưng cuộc sống khó khăn hoá họ thành đá thành cay nghiệt không thể trách người vợ tại sao thay đổi và cũng chẳng thể trách người chồng tại sao chán vợ…
Kể cả cha mẹ dù luôn yêu thương con cái nhưng tính chất tình yêu cũng thay đổi theo thời gian. Có lúc cần tình yêu của một người độc tài, có lúc cần tình yêu của người bạn, có lúc cần yêu như một người bên ngoài. Hoặc vợ chồng dù yêu thương nhau cả đời cũng thế, tính chất tình yêu luôn biến thiên đổi khác từng ngày, không bao giờ lặp lại i chang cũ, như câu nói “không ai có thể tắm hai lần một dòng sông”. Cảm giác chính là dòng sông luôn tuôn chảy mà không ai có thể giữ nó y nguyên như cũ được.

Cho nên, những ai luôn trông chờ thứ gì đó hay ai đó không bao giờ thay đổi, là người ngu ngốc và thường sự ngu ngốc phải trả giá bằng rất nhiều thất vọng lẫn đau đớn.
Chấp nhận quy luật thay đổi của vũ trụ, hiểu nó, ứng dụng nó thì mới có thể bình thản đón nhận mọi điều xảy tới với mình và cảm thông cho người khác. Đấy mới là cách sống đúng của trí huệ, nhận biết, yêu thương.

Hoặc câu thứ hai: “Tôi không hối tiếc quá khứ của mình nhưng tôi tiếc thời gian tôi đã lãng phí với những người tệ hại.” Ủa, cũng vẫn là hối tiếc, vẫn là quá khứ mà, khác gì nhau?
Giống như nói “Tôi chẳng lo gì chuyện tương lai, tôi chỉ lo mỗi ngày mai”. Ủa chứ ngày mai không phải tương lai hở?

Cho nên các bạn yên tâm là bất cứ câu thần chú nào các bạn được học và dịch là đã qua sự kiểm duyệt rất khắt khe của Viện Trưởng Phi Tuyết rồi đó nha (già cả lại độc thân nên khó tính lắm chứ đùa). Từ hàng ngàn câu mà chỉ chọn có trăm câu ra để in bộ tài liệu thần chú là cũng vất vả lắm á nha hihi

Thần chú là những câu nói ngắn gọn nhưng mang tinh thần khai phóng, sáng tạo, trách nhiệm khiến người ta hiểu cuộc sống hơn, yêu cuộc sống hơn, sống hài hoà, an bình, rực rỡ, vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Thần chú cũng là những câu truyền động lực, mang thông điệp, mang năng lượng và bài học cuộc sống đã được chọn lọc kĩ càng về mặt nội dung lẫn tinh thần giúp bạn học từ, học ngữ pháp một cách hiệu quả và thú vị. Tất nhiên nó cũng rèn chúng ta năng lực phản xạ, phản ứng với tiếng Anh, cách tư duy bằng tiếng Anh. Điều này rất quan trọng trong giao tiếp nha.

Sau khi đã xong phần chép-đọc-dịch thần chú (những câu ngắn), bạn sẽ sẵn sàng để chép-đọc-dịch các đoạn dài hơn (một đoạn hay một trang sách)
Sau khi chép và dịch đủ nhiều về lượng (quy luật lượng-chất) bạn đã thuộc kha khá từ vựng, hiểu cách dùng ngữ pháp và kết hợp cùng các bài nghe đọc (cũng dựa theo quy luật lượng-chất, phương pháp effortless English) thì bạn sẽ học được các quy luật phát âm cơ bản. Hiểu quy luật này bạn sẽ phát âm chuẩn trong mọi trường hợp từ đọc sách cho tới giao tiếp.

Mọi kĩ năng đều được chú trọng trong Học Viện nhưng đều có quy luật trước sau: chép-dịch trước, rồi nghe-đọc, rồi viết-nói. Mỗi kĩ năng lại được xây dựng quy trình trên các quy luật cụ thể để đảm bảo việc học hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất. (Ví dụ quy luật nghe: nghe một bài/một phút/100 lần, hiệu quả gấp 100 lần việc nghe 1 bài/dài 100 phút/chỉ 1 lần)

Cái gì cũng có quy luật hết. Việc khám phá ra quy luật và của Viện Trưởng, chia sẻ nó là mục đích của Học Viện. Các bạn chỉ cần chăm chỉ làm theo và chỉ khi đã làm theo, bạn mới thấy được tác dụng, chứ không thể nào không học, không bỏ công sức, thời gian mà đòi phương pháp học có hiệu quả. Đấy là chuyện hão huyền, không thể. Bạn muốn nói giỏi, bạn phải nói. Bạn muốn nghe giỏi, bạn phải tập nghe. Không ai nói thay hay nghe thay cho bạn được cả.

Như đã nói ở trên, nhắc lại một tí: Học viện online chú trọng việc tạo thói quen tương tác với Anh ngữ mỗi ngày thông qua các tin ngắn thú vị, ý tưởng hài hước, những câu châm ngôn, câu thần chú được cộng đồng quốc tế ưa thích và đồng tình. Học viện cũng là nơi chia sẻ các thử thách học tập hàng tháng, nơi các bạn Học viên vừa học vừa cùng nhau chia sẻ các thắc mắc, phân vân, vừa là nơi để các bạn kiếm thêm thu nhập thông qua việc học (thử thách học chăm nhận tiền hoặc giúp Viện trưởng tư vấn cho các bạn mới và nhận tiền kẹo, hoặc giúp Viện trưởng dịch sách nhận tiền nữa… Đây là giai đoạn khởi đầu. Mai mốt khi Học Viện mở rộng các sự kiện sẽ cần nhiều nhân lực và lúc này các bạn học viên sẽ được ưu tiên chọn làm partner giúp Viện trưởng run các workshop ấy)

Tư vấn vầy cũng đủ nhiều rồi. Giờ đến lượt bạn phải quyết định thôi, nếu muốn học thì nhắn tin cho mình (Fanpage hoặc facebook Phi Tuyết) biết nha, để còn chuẩn bị tài liệu cho bạn vì tài liệu này làm thủ công khá mất thời gian nè. Đồ thủ công mang một năng lượng rất khác so với đồ công nghiệp, cái này cũng là ý đồ nha)

Hoặc nếu thấy tài liệu tự học là hơi “quá nhiều” lúc ban đầu thì bạn hoàn toàn có thể tham gia nhóm online trước nhé, membership chỉ 500k, không cần làm bài tập ở nhà gì cả, chỉ rèn phản ứng mỗi ngày thông qua các câu thần chú và những chuyện vô cùng hài hước mà Học Viện đăng tải mỗi ngày. Ví dụ: “Tao không quan tâm mày là ai, giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, tử tế hay xấu tính, quan điểm chính trị là gì. Tao không quan tâm, vì đơn giản: tao ghét tất cả mọi người.” hahaa một câu đùa mà không đùa, thông điệp tưởng tiêu cực mà buồn cười gần chết. Rồi một câu khác, như là “Hãy là chính mình đi. Xấu tốt gì cũng được. Vì đàng nào cũng có ai thích mày đâu mà lo.” Hahaa lại buồn cười gần chết, bổ sung hoàn hảo cho câu trên.

Ví dụ câu: “Ê, mày đẹp gái quá. Mày có bạn trai chưa?” “Rồi” “Không sao, vì mày đẹp quá, mày xứng đáng có thêm một bạn trai nữa”. hahaa chết cả cười, bản thân Viện trưởng là người không chỉ đọc, chia sẻ những tình huống buồn cười này cho các bạn trên Học Viện, mà còn ứng dụng những điều này vào cuộc sống luôn để chọc cười khắp thiên hạ, đâm ra thế gian này, bạn bè khắp tứ phương, ai cũng yêu quý, mời gặp mặt, ăn uống, du lịch, chỉ tiếc là tuổi già khó tính ít thích đi đâu trừ khi thiên thời-địa lợi-nhân hoà đầy đủ. Nhưng bất cứ nơi nào Viện trưởng đi, tình huống nào thú vị VT gặp trong đời sống, những câu chuyện giao tiếp thực tế đều sẽ được chia sẻ dần trên Học Viện online, các bạn muốn học Anh văn qua con mắt thực tế, tình huống thực tế, đảm bảo không đâu chia sẻ cho bạn nhiều cho bằng Học Viện Anh ngữ Thần chú của Phi Tuyết, vì lý do đơn giản: tính mình hào sảng lại nhiều chuyện bỏ mẹ, cái gì cũng kể, chẳng giữ được chuyện gì cho bản thân bao giờ.

Thôi quay lại bộ tài liệu chút. Ver. 05 gồm một tập bìa da rất đẹp đựng trọn bộ 100 câu thần chú, 100 tình huống memes hài hước, một cuốn sách nhỏ là các câu chuyện rút gọn về thời thơ ấu tuyệt vời của Osho, một tập sách dày trọn vẹn thơ ấu ấy, một tập notebook giấy trắng để bạn chép dịch và tất cả đựng trong một bìa da (simi) in dập nổi rất đẹp. Giá bộ bảo bối siêu to khổng lồ này là 2 triệu đồng.

Mời bạn xem video giới thiệu phiên bản mới nhất của bộ tài liệu (Ver. 03)

Bộ tài liệu tập trung vào kĩ năng chép-dịch vì đây là kĩ năng dễ nhất, bạn có thể học bất cứ lúc nào, ở bất cứ cấp bậc trình độ nào. Nhưng nó cũng là kĩ năng nền tảng nhất vì nó cho phép chúng ta học từ – ngữ pháp – cách chuyển ý chuyển ngữ rất nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Các bạn trong học viện sau khi chép dịch vài trang sách đã có thể đọc những trang khác mà tra rất ít từ điển, nó là hiệu quả trông thấy luôn nếu như bạn chịu khó làm theo hướng dẫn.

Sau khi đã xong bộ tài liệu + mỗi ngày tham gia đọc/dịch/xem các clip trên Học Viện, nếu kết hợp cả nghe luôn thì sau ba tháng là hoàn toàn có thể giao tiếp ổn, ổn ở đây là biết phải nói gì và nói sao cho tự nhiên, đúng phát âm, chứ không phải kiểu học thuật nặng nề hay kiểu tiếng Anh bồi nha.

Cái hay nhất của Học Viện là sự kết hợp của ba yếu tố quan trọng nhất trong việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng: Động lực + Phương Pháp + Môi trường.

Động lực thì học viện có những thử thách mỗi tháng để bạn nếu học chăm có thể kiếm tiền ngay trên việc học của mình. Hiện rất nhiều học viên của mình đã kiếm tiền từ các công việc: giành học bổng tháng, tư vấn học viên mới, làm Viện Phó tập sự, tham gia các hoạt động dịch thuật chia sẻ trên Học Viện…

Phương pháp thì được chia sẻ tất tật trên học viện và trong bộ Tài Liệu, và đó cũng là môi trường luôn: hai môi trường cả online và offline.

Mình đầu tư bao nhiêu thời gian và công sức thì thành quả của mình sẽ càng nhanh và sâu bấy nhiêu.

Cái này không một ai dám đảm bảo rằng bạn không học cũng giỏi, đấy là lời nói dối thôi hihi.

Ôi mỏi tay quá, mình tư vấn vầy bạn thấy đủ chưa?

Nếu đủ rồi, thì hãy nhắn tin cho mình ngay để đặt bộ tài liệu và được add vào Học Viện.

Nếu vẫn chưa đủ, thôi bái bai ngày mai gặp lại chứ mình chẳng còn biết nói gì thêm nữa huhu

Xin cảm ơn!

Namaste…

Phi Tuyết làm được thì ai cũng làm được, thật ấy!

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *